ttth247.com

Nguy cơ bệnh dại tiềm ẩn với người chăm sóc thú cưng

TP HCMVăn Nam, (30 tuổi, quận Bình Thạnh), trở thành người quen của trung tâm tiêm chủng vì vài tháng tiêm phòng dại một lần.

Nam đang là nhân viên của cửa hàng chăm sóc thú cưng. Nam phụ trách công việc làm đẹp cho thú cưng như: cắt tỉa, cạo lông, tắm và vệ sinh. Dịch vụ này còn có thể bao gồm việc chăm sóc và giữ thú cưng khi người chủ không có thời gian hoặc đi xa như trong những dịp lễ, tết, du lịch... Khó khăn mà anh gặp phải là động vật bị ốm dễ nổi nóng tấn công người. Cách đây một tuần, anh bị một chú chó giống Corgi cắn vào tay trái khi đang tỉa lông, vết thương sâu, chảy máu, phải tiêm vaccine.

Chó giống Corgi cắn vào bàn tay trái của anh Văn Nam. Ảnh: NVCC

Chó giống Corgi cắn vào bàn tay trái của anh Văn Nam. Ảnh: NVCC

Dự phòng bệnh bằng vaccine cũng là "lá chắn" đầu tiên Nam tự trang bị cho bản thân, khi quyết định trở thành nhân viên chăm sóc thú cưng chuyên nghiệp. Lý do, nhân viên không kiểm tra giấy chứng nhận chủng ngừa nên khó nhận biết thú cưng được chủ cho tiêm vaccine dại đầy đủ hay chưa. Chó đã tiêm ngừa dại vẫn có thể mắc bệnh.

Tương tự Nam, Phương Mai, 27 tuổi, quận 7, cũng yêu thú cưng nên thường xuyên nhận nuôi chó, mèo hoang. Mai cho biết nguy cơ bệnh dại luôn thường trực, tuy nhiên chị chỉ tiêm vaccine khi có vết thương chảy máu. Cách này giúp chị cân đối chi phí, dành tiền để cứu trợ được nhiều chó, mèo hoang hơn.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC nhận xét người hành nghề bác sĩ thú y, nhân viên chăm sóc thú cưng, người cứu hộ chó mèo... nguy cơ bị thương và phơi nhiễm với bệnh dại cao hơn. Việt Nam từng ghi nhận nhiều ca bệnh dại ở người chăm sóc thú cưng. Năm 2018, khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một nữ bác sĩ thú y (24 tuổi, Phú Thọ) bị cắn trong khi chữa bệnh cho chó. Nữ bác sĩ chỉ sơ cứu và không tiêm vaccine nên bị dại, vài ngày sau thì tử vong. Năm 2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai có trường hợp nhân viên chăm sóc thú cưng bị chó cắn vào tay trong lúc làm việc. Nạn nhân được tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại kịp thời.

Virus dại có đường lây chủ yếu qua nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh khi cắn, cào hoặc liếm vào vết thương của người. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương, thời gian ủ bệnh càng ngắn. Virus dại phát triển từ vùng mô dưới da hoặc từ cơ bắp, tiến vào các dây thần kinh ngoại biên tới thần kinh trung ương ở tủy sống và não bộ với tốc độ ước tính 12-24 mm/ngày. Tại đây, virus dại sinh sản rất nhanh và tiếp tục theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt, đồng thời hủy hoại tế bào thần kinh khác, làm xuất hiện các triệu chứng như sợ gió, nước, ánh sáng, kích động...

Người  tiêm phòng vaccine dại tại VNVC Hoàng Văn Thụ (TP HCM). Ảnh: Mộc Thảo

Người tiêm phòng vaccine dại tại VNVC Hoàng Văn Thụ (TP HCM). Ảnh: Mộc Thảo

Bác sĩ Chính lưu ý cần quan sát hành vi bất thường của động vật trước khi chăm sóc. Nếu con vật hung dữ, sợ nước hoặc tỏ ra lo lắng - đây có thể là dấu hiệu bệnh dại, người chăm sóc cần cảnh giác và xử trí cẩn thận.

Để phòng bệnh, những người tiếp xúc nhiều với chó mèo cần tiêm vaccine phòng bệnh dại. Mỗi người nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như găng tay, mặt nạ và quần áo bảo vệ để tránh bị cắn hoặc trầy xước. Trường hợp bị thương, cần rửa sạch vết thương ngay bằng xà phòng và nước ít nhất 15 phút, sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiêm phòng kịp thời. Về phía trung tâm chăm sóc chó mèo cần kiểm tra hồ sơ tiêm phòng của động vật trước khi tiếp nhận chăm sóc.

Phác đồ tiêm ngừa dại để dự phòng chủ động gồm các mũi tiêm vào ngày 0, 7 và 21 hoặc 28. Sau đó, tiêm nhắc lại một năm sau mũi cơ bản và tiếp tục nhắc lại mỗi 5 năm. Trường hợp đã bị cắn và chưa từng tiêm vaccine phòng dại, cần tiêm đủ 5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Nếu đã tiêm trước đó, chỉ cần tiêm lại 2 mũi vào các ngày 0 và 3.

Dại là bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người, khi phát bệnh có tỷ lệ tử vong gần 100%. Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận 44 ca tử vong do bệnh dại trên chó mèo tại 23 tỉnh, thành phố. Đa số ca tử vong dại do không đi tiêm vaccine phòng dại, tiêm muộn hoặc không đúng chỉ định.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị động vật dại hoặc nghi dại cắn phải đi điều trị dự phòng bằng vaccine dại, có khoảng 60.000 đến 70.000 người tử vong do bệnh dại, phần lớn được báo cáo từ các nước thuộc vùng nhiệt đới.

Xuân Ngọc

*Tên nhân vật được thay đổi.

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sóc Sơn, Hà Nội đang là điểm nóng của bệnh dại khi có nhiều người bị chó cắn và phơi nhiễm với bệnh dại.
1 tháng trước - Ho gà lây qua nụ hôn hoặc khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với đồ vật có dịch tiết đường hô hấp chứa mầm bệnh, phòng ngừa nhờ tiêm chủng.
2 tuần trước - Tôi nghe nói chỉ nên tiêm vaccine dại sau khi bị chó, mèo cắn, không nên tiêm trước đó, điều này có đúng không? (Hồng Hạnh, 24 tuổi, Hà Nam)
1 tháng trước - Sởi lây dữ dội hơn Covid nhưng có thể phòng ngừa nhờ tiêm vaccine nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc đông người.
2 tuần trước - Bộ Y tế đề xuất TP HCM cân nhắc tiêm vaccine sởi cho trẻ 6-8 tháng tuổi theo khuyến cáo dành cho vùng nguy cơ cao, thay vì đợi đến 9 tháng tuổi như bình thường.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.