ttth247.com

Nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ

Lực lượng y tế dự phòng tại các địa phương đã huy động lực lượng hỗ trợ người dân phòng chống dịch ra sao?

Dịch có thể bùng phát trên diện rộng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Lương Tâm, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết sau bão lũ vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như sốt xuất huyết, sốt rét, cảm cúm, da liễu, đau mắt đỏ, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy… Nguyên nhân do nguồn nước, nguồn thực phẩm có nguy cơ bị ô nhiễm do các mầm bệnh có sẵn trong nước, chất thải của người và động vật.

Người dân thiếu nước sạch sinh hoạt, sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo dễ dẫn đến nhiễm bệnh.

Ông Tâm cho hay hiện Bộ Y tế đã triển khai đánh giá tình hình ảnh hưởng sau bão lũ của các địa phương, khuyến cáo người dân phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, xem xét tình trạng của các địa phương để có phương án hỗ trợ chuyên môn, ngân sách chống dịch phù hợp.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, phó trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho rằng dịch bệnh sau mưa bão lần này có thể sẽ diễn biến phức tạp hơn so với những đợt bão lũ trước đây. Nguyên nhân do bão lũ năm nay xảy ra trên diện rộng, nhiều tỉnh thành chịu ảnh hưởng, dịch bệnh có thể lây lan từ vùng dịch này đến vùng dịch khác.

Ông Hùng nêu rõ bão lũ gây ngập úng, nước dâng cao, sau khi nước rút có thể tiềm ẩn các mầm bệnh trong nguồn nước. Trong khi đó do mưa lũ rộng khắp, nguồn nước có thể di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác.

Đặc biệt, gia cầm bị chết do mưa lũ, xác động vật có thể trôi nổi, di chuyển đến các tỉnh thành khác cũng có thể mang theo dịch bệnh đang lưu hành ở địa phương đó.

Phòng bệnh thế nào?

Một trong những bệnh lý phổ biến xảy ra sau mưa lũ là đau mắt đỏ. Theo bác sĩ Phùng Thị Thúy Hằng - phó trưởng khoa mắt Bệnh viện Bạch Mai, ngừa bệnh mắt luôn phải đi kèm vệ sinh mắt với vệ sinh môi trường.

"Viêm kết mạc sẽ gia tăng ở cộng đồng thiếu nước sạch, lứa tuổi dễ mắc các bệnh mắt thuộc 2 nhóm là trẻ em dưới 15 tuổi và người lớn trên 60 tuổi, bệnh rất dễ lây, có thể thành các vụ dịch lớn.

Bệnh lây từ người này sang người khác qua nước mắt và ghèn có chứa nhiều tác nhân gây bệnh.

Người bị viêm kết mạc hay lấy tay dụi mắt, sau đó cầm nắm vào các đồ vật sử dụng chung trong nhà, nơi làm việc, trường học… làm cho người khác khi sử dụng đồ vật đó bị lây", bác sĩ Hằng cho hay.

Đau mắt đỏ thường lành tính nhưng cũng có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt, cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.

Bác sĩ Thân Mạnh Hùng cho biết sau bão lũ người dân dễ mắc các bệnh liên quan đường tiêu hóa, trong đó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan.

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập cơ thể người cảm thụ, trung bình 8 - 14 ngày.

Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo cần ăn chín uống sôi, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh tay trước và sau khi chế biến thực phẩm, ăn uống, vệ sinh môi trường bề mặt bằng các thuốc khử khuẩn thông thường. Đồng thời khi có biểu hiện đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng, cần thông báo ngay cho y tế cơ sở.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Trước diễn biến mưa lũ tại Hà Nội, nhiều khu dân cư bị ngập lụt, Sở Y tế Hà Nội cảnh báo nguy cơ một số dịch bệnh bùng phát trong mùa mưa bão, lũ lụt; đồng thời chỉ đạo các đơn vị đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho phòng chống bệnh, dịch.
1 tuần trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm cho người dân.
3 ngày trước - Dù nước lũ đã rút bớt nhưng Hà Nội vẫn còn hơn 30.500 người phải sơ tán vì ngập lụt sau bão số 3.
4 ngày trước - Dù mực nước trên các sông ở Hà Nội đã rút dần nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn 30 nghìn người đang phải sơ tán, chưa thể về nhà vì ngập lụt sau bão Yagi.
2 ngày trước - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 143/NQ-CP ngày 17.9 khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Xem tin bài khác
12 phút trước - Khoản tài trợ từ Quỹ Hy vọng và các đơn vị đồng hành giúp 9 trường học ở huyện Chi Lăng tu sửa trường lớp, thiết bị dạy học sau bão Yagi.
47 phút trước - UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng.
47 phút trước - Trong lúc chạy xe máy đi làm vườn, hai mẹ con ở huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) bị cây ngã đè khiến người con tử vong, người mẹ bị thương.
47 phút trước - Sau cơn bão số 4, hàng tấn ngao dạt vào bờ biển ở huyện Diễn Châu, Nghệ An. Người dân đổ xô đi nhặt ngao và xem đây là lộc trời.
47 phút trước - Do mưa lớn kéo dài, lưu lượng nước về các hồ chứa tăng nên một số hồ chứa tại Hà Tĩnh bắt đầu xả tràn điều tiết nước.