ttth247.com

Nguy kịch do sử dụng rượu ngâm rễ cây rừng

Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn mới đây tiếp nhận 2 bệnh nhân (BN) nam (ngụ H.Văn Quan, Lạng Sơn) vào viện trong trạng thái co giật, hôn mê sâu và ngừng thở.

Nguy kịch do sử dụng rượu ngâm rễ cây rừng- Ảnh 1.

ẢNH: BVĐK TỈNH LẠNG SƠN

Người nhà cho biết trước đó 2 BN có sử dụng rượu ngâm rễ cây (ảnh - nghi ngờ là rễ cây hồi, gia đình dùng để xoa bóp). Sau uống rượu, 2 BN xuất hiện co giật, tím tái toàn thân, ý thức lơ mơ.

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn, các bác sĩ chẩn đoán 2 BN ngộ độc cấp tính, diễn biến phức tạp, nguy cơ tử vong cao. Xét nghiệm cho thấy tình trạng suy đa tạng, tiêu cơ vân cấp, toan chuyển hóa nặng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy tổn thương.

Sau 3 ngày điều trị, tình trạng lâm sàng của 2 BN có xu hướng cải thiện, thoát hôn mê, dấu hiệu toan chuyển hóa hồi phục và đã được rút ống nội khí quản, thở ô xy. Tuy nhiên, các xét nghiệm cho thấy tình trạng tiêu cơ vân còn rất nặng nề, nguy cơ suy thận tiến triển, nên tiếp tục được điều trị và theo dõi.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Đô (Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn), sử dụng các loại thực vật (hoa, lá, thân, rễ) ngâm rượu là thói quen của nhiều người dân địa phương để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như uống, làm thuốc, xoa bóp... Tùy vào tính chất có trong các loại thực vật sẽ có tác dụng khác nhau. Cây hồi là loại cây được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi phía bắc, đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn với tính ứng dụng cao trong đời sống ẩm thực, một loại thuốc cổ truyền. Tuy nhiên, trong thân, rễ, lá của cây hồi có hàm lượng chất veranisatin, nếu sử dụng nhiều, kéo dài, đặc biệt sử dụng cùng rượu - nhất là qua đường uống, sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương các tế bào thần kinh, gây hôn mê, co giật và có thể nguy hiểm tính mạng.

Bác sĩ khuyến cáo không sử dụng các loại thực vật không rõ nguồn gốc, độc tính; không dùng các loại thực vật ngâm rượu xoa bóp để uống, chế biến đồ ăn; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Đồng thời, không nên uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

Khi có triệu chứng ngộ độc như nôn, buồn nôn, đau bụng, đại tiện phân lỏng hay hôn mê, co giật, mất ý thức, phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Lạng Sơn- Sau uống rượu ngâm rễ cây rừng, hai người đàn ông ngoài 40 tuổi co giật, tím tái toàn thân, vào viện đã ngừng thở, nguy kịch.
1 tháng trước - Hai người đàn ông uống rượu ngâm rễ cây mà gia đình vốn dùng để xoa bóp, nghi ngờ là rễ cây hồi. Sau đó cả hai nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
1 tháng trước - Sau uống rượu ngâm rễ cây, hai bệnh nhân xuất hiện kích thích, co giật, gọi hỏi không trả lời kèm tím tái toàn thân.
1 tuần trước - Không chỉ dùng để làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn, củ riềng cũng được xem như là một loại dược liệu chữa nhiều bệnh trong đông y. Trong y học hiện đại, tinh chất riềng cũng được nghiên cứu sử dụng để chữa bệnh.
2 tuần trước - Giá đỗ không rễ, bí đỏ để lâu, gừng bị thối hay dập, sắn chưa nấu chín, khoai tây mọc mầm và măng chưa xử lý kỹ ngậm đầy độc tố.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Trong dân gian sử dụng hoa đu đủ đực như một loại thức uống, món ăn hàng ngày.
3 giờ trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
3 giờ trước - Tôi thường xuyên nhận được thịt cá sạch từ quê gửi lên, nên đã dự trữ đầy ắp ngăn đông tủ lạnh, điều này có tốt? (Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
9 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
9 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!