ttth247.com

Nguyên nhân nhiều công trình giao thông trọng điểm ở TP.HCM chậm tiến độ

Các công trình giao thông trọng điểm ở TP.HCM chậm tiến độ thời gian qua chủ yếu cho chậm trễ trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Nội dung được ông Lương Minh Phúc - giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) - nêu trong chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời, chủ đề Quản lý và phát triển công trình đường bộ, sáng 15-9.

Trong chương trình, bà Lý Mai Anh - cử tri phường 12, quận 5 - đã đặt vấn đề với Ban Giao thông về nguyên nhân các dự án giao thông trọng điểm ở TP.HCM chậm tiến độ, giải ngân thấp và hướng khắc phục.

Lý giải việc dự án chậm tiến độ, theo ông Phúc có 3 khâu quyết định đến thời gian thực hiện. Các khâu này gồm bồi thường giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, điều hành nhà thầu trong quá trình thi công.

Ông Phúc phân tích, thời gian qua có nhiều công trình chậm tiến độ chủ yếu do giải phóng mặt bằng. Thậm chí có công trình phải chờ mặt bằng sau giai đoạn thi công ban đầu từ 3-10 năm, như cầu Long Kiểng, Phước Long, Rạch Đỉa, Vàm sát 2, Ông Nhiêu, Tăng Long…

Ở khâu phối hợp di dời công trình ngầm nếu không thống kê sớm thì cũng rất tốn thời gian. Riêng công tác thi công thì vài năm trở lại đây, ông Phúc cho rằng khi chủ đầu tư được bàn giao 100% mặt bằng thì có thể kiểm soát được chất lượng và tiến độ.

Để khắc phục chậm trễ, đẩy nhanh tiến độ thi công, Ban Giao thông đang phối hợp các đơn vị triển khai nhiều nhóm giải pháp. Trong đó, việc huy động sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị địa phương, đặt người dân vào vị trí trung tâm, lắng nghe và tiệm cận giá thị trường trong bồi thường giải phóng mặt bằng được ưu tiên hàng đầu.

Kế đến, công tác thống kê đầy đủ, chuẩn bị trước, phối hợp với chủ đầu tư các công trình hạ tầng tiện ích và nâng cao trách nhiệm, năng lực điều hành của chủ đầu tư dự án, đôn đốc và xử lý kịp thời khi phát hiện nhà thầu yếu kém cũng đang được triển khai.

TP cũng đã lập ra Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm và 3 tổ công tác. Theo giám đốc Ban Giao thông, với những giải pháp này thì sự chậm trễ sẽ được khắc phục, điển hình như dự án vành đai 3 TP.HCM với 1.690 trường hợp phải thu hồi đất mà hơn một năm đã đạt tỉ lệ 99.8%.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Nhiều công trình trọng điểm về giao thông của Bình Thuận, trong đó có đường ĐT 719B có vốn đầu tư 1.200 tỉ đồng rất chậm tiến độ.
3 tuần trước - Chiều 3-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.
3 tuần trước - Cầu 16.5 bắc ngang sông Pô Kô được triển khai xây dựng từ năm 2022 với mức đầu tư 86 tỉ đồng tuy nhiên do thiếu vốn, đến nay công trình vẫn đang nằm phơi nắng mưa.
1 tuần trước - Để phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng phải đi trước một bước. Thế nhưng rất nhiều dự án cầu đường chậm tiến độ, hệ quả là kẹt xe, khó thu hút đầu tư, tăng thêm chi phí.
5 ngày trước - Bộ GTVT đề xuất thời gian xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ diễn ra trong 8 năm nhưng cần có 19 cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt.
Xem tin bài khác
3 phút trước - Là 1 trong hơn 35.000 bị hại mua trái phiếu của Vạn Thịnh Phát, bà Q. (ngụ quận 5, TPHCM) được tòa tuyên nhận bồi thường hơn 45,5 tỷ đồng từ bà Trương Mỹ Lan.
51 phút trước - Giá bồi thường làm hai đoạn Vành đai 2 đi qua TP Thủ Đức dự kiến cao nhất hơn 111 triệu đồng mỗi m2, thuộc đất ở có vị trí mặt tiền đường Phạm Văn Đồng.
51 phút trước - Để chuẩn bị lên thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quá trình tích lũy, đầu tư hạ tầng, làm thay đổi diện mạo đô thị.
51 phút trước - Quảng Bình- UBND huyện Lệ Thủy đề nghị các đoàn cứu hộ tạm dừng vào vùng lũ do nước sông Kiến Giang vượt báo động cả mét, việc di chuyển tiềm ẩn rủi ro.
1 giờ trước - Chiều 28-10, đội cảnh sát hình sự Công an quận Gò Vấp (TP.HCM) đã truy xét được tài xế không chấp hành, lái ô tô bỏ chạy khiến cửa xe đập vào mặt cán bộ công an phường.