ttth247.com

Nhà thầu đợi mặt bằng dự án cao tốc qua Lạng Sơn

Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và Hữu Nghị - Chi Lăng qua tỉnh Lạng Sơn đang gặp nhiều khó khăn do tiến độ giải phóng mặt bằng của địa phương chậm trễ.

Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và Hữu Nghị - Chi Lăng là hai công trình trọng điểm quốc gia, được khởi công vào đầu năm nay, dự kiến hoàn thành cuối năm 2025. Tuy nhiên, đến nay khối lượng thi công chưa đáng kể do công tác giải phóng chưa hoàn thành theo yêu cầu.

Nằm trên xã Hùng Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, công trường thi công gói thầu EC01 thuộc dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh như im ắng. Theo đại diện nhà thầu, không chỉ do thời tiết, dự án bị đình trệ do chậm được bàn giao mặt bằng. Hàng chục đầu máy, trang thiết bị đang án binh bất động.

Theo kế hoạch, toàn bộ phân đoạn 10,5 km cao tốc sẽ được bàn giao mặt bằng vào cuối tháng 10, nhưng hiện mới được 1,2 km. Nhà thầu chỉ thi công được 600 m do mặt bằng "xôi đỗ", đan xen nhiều công trình chưa giải tỏa.

Nhà thầu đã chuẩn bị 80 đầu máy, thiết bị và 200 nhân công, nhưng tại hiện trường chỉ có khoảng 10 đầu máy và 25 nhân lực đang làm việc. Khối lượng công việc ít khiến ngày công của các công nhân chỉ kéo dài 4-5 tiếng.

Tình trạng thi công cầm chừng khiến nhà thầu thiệt hại, ước tính một tháng gánh lỗ khoảng một tỷ đồng chi phí khấu hao nhân lực và máy móc. "Anh em làm việc xa nhà, chúng tôi vẫn phải trả lương đều đặn để giữ chân họ", nhà thầu cho biết.

Theo đại diện doanh nghiệp dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, tiến độ bàn giao mặt bằng của tỉnh Lạng Sơn ước đạt 16 km trong tổng số 51 km (31%).

Nhiều nhân công, thiết bị hoạt động cầm chừng, chờ mặt bằng tại huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Ảnh:Anh Duy

Nhiều nhân công, thiết bị hoạt động cầm chừng, chờ mặt bằng tại huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Ảnh: Anh Duy

Tại dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, nhiều vị trí tiếp cận thi công bị vướng mồ mả, đất canh tác và các công trình kỹ thuật chưa di chuyển. Ở các gói thầu EC02 qua huyện Cao Lộc, gói EC03 qua huyện Chi Lăng, nhiều máy máy móc, thiết bị và công nhân nằm tại công trường chờ đợi mặt bằng.

Nằm trong vùng canh tác hồng vành khuyên - sản phẩm nông nghiệp trọng điểm của huyện Văn Lãng, gói thầu EC04 phân đoạn Tân Thanh - Cốc Nam được quy hoạch xây cầu vượt. Tại đây, nhiều hộ dân muốn đền bù theo giá của đất trồng cây lâu năm, trong khi trên sổ sách đây là đất rừng. Việc thiếu thông tin về kế hoạch triển khai dự án tái định cư cũng khiến một số hộ dân trong diện giải tỏa băn khoăn, dẫn đến chưa chịu di dời và bàn giao mặt bằng.

Theo Công ty Cổ phần cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, địa phương đã bàn giao mặt bằng 12 trong số 59 km, tuy nhiên mặt bằng còn tình trạng xen kẹt. Diện tích bàn giao được 81 trong số 557 ha (tương đương 19%), mặt bằng có thể tiếp cận thi công trong phạm vi bàn giao 70 trong số 557 ha.

"Chúng tôi lo ngại công tác giải phóng mặt bằng chậm làm ảnh hưởng đến dự án. Theo tiến độ, cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng phải hoàn thành tuyến chính vào cuối năm 2025", đại diện doanh nghiệp dự án - Tập đoàn Đèo Cả nói.

Lý giải nguyên nhân chậm giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các huyện chưa hoàn thành nhiều công việc như di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng để thực hiện dự án, thủ tục đầu tư xây dựng các khu tái định cư, tiến độ kiểm đếm đất đai chậm

Tại cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện hai dự án cao tốc qua tỉnh Lạng Sơn giữa tháng 8, Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đề nghị UBND các huyện, thành phố có dự án đi qua tập trung thực hiện để có cơ sở tuyên truyền, vận động người có đất bị thu hồi đồng ý nhận tạm ứng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và bàn giao trước mặt bằng để đảm bảo tiến độ dự án.

Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các huyện, thành phố tập trung bàn giao mặt bằng theo đúng mốc thời gian đã đề xuất; ưu tiên giải phóng mặt bằng tại các mũi thi công theo đề xuất của doanh nghiệp dự án, vị trí xây dựng cầu, hầm chui.

Cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) giai đoạn một dài 93 km được phê duyệt với tổng mức đầu tư 14.300 tỷ đồng, theo hình thức đối tác công tư PPP.

Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng dài hơn 43 km, hai đoạn kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam dài 17 km. Cao tốc được đầu tư 4 làn xe, nền đường 17 m ở giai đoạn 1. Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ được nâng lên 6 làn xe, rộng 32 m.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sau 5 tháng khởi công, các nhà thầu trên cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng mới nhận được hơn 10% tổng diện tích mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công toàn dự án.
1 tháng trước - Hướng tới mục tiêu trên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay người đứng đầu Chính phủ luôn nhấn mạnh, thúc giục các bộ ngành, địa phương hành động theo tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", biến nhiều điều tưởng như không thể thành có thể.
3 tuần trước - Quyết tâm 500 ngày đêm hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc được Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động vào tháng 8-2024, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình ban hành kế hoạch cụ thể với mục tiêu hoàn thành vào ngày 31-12-2025.
3 tuần trước - Bình Dương- Thủ tướng yêu cầu các tỉnh phối hợp, đẩy nhanh thủ tục sớm khởi công dự án cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng.
2 tuần trước - Đồng Nai đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ gần 2.900 tỉ đồng cho người dân bị ảnh hưởng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Xem tin bài khác
11 phút trước - Phiên đấu giá mỏ cát tại xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn kéo dài suốt 20 tiếng khiến giá tăng vọt lên 370 tỷ đồng, gấp 308 lần so với mức khởi điểm.
20 phút trước - Thời gian gần đây, người dân ở H.Tây Sơn (Bình Định) lo lắng về việc hàng loạt trụ cầu Kiên Mỹ (TT.Phú Phong) bị xói lở.
20 phút trước - Họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Điện lực Việt Nam sáng 19.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu không được để thiếu điện và có giá điện phù hợp.
20 phút trước - Nguyễn Hoài Phong và Nguyễn Hữu Thiện, cùng là Phó giám đốc Công ty Hữu Lợi (Tiền Giang), vừa bị khởi tố sau khi làm giả hồ sơ để trúng 20 gói thầu tại 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
35 phút trước - Bộ GTVT xin ý kiến của các địa phương: TP HCM, Long An và Tiền Giang về dự án mở rộng đường cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận lên 6-8 làn xe