ttth247.com

Nhận biết bệnh đường hô hấp ở trẻ qua triệu chứng ho

Trẻ ho nhiều về đêm thường do cảm lạnh, hen suyễn, ho sặc sụa để cố gắng làm sạch đường thở có thể là dấu hiệu của hóc dị vật.

ThS.BS Lê Anh Trọng, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, ho là phản ứng tự nhiên giúp làm sạch đường thở, đa phần lành tính... Thông qua biểu hiện ho, phụ huynh có thể nhận biết một số bệnh hô hấp ở trẻ, từ đó có hướng xử trí phù hợp.

Ho khan

Ho khan là tiếng ho lớn nhưng không có dịch nhầy. Đây thường là biểu hiện của bệnh viêm thanh quản, dị ứng, tim bẩm sinh hoặc các nguyên nhân gây kích ứng đường thở khác. Với viêm thanh quản, đường hô hấp trên bị sưng tấy, khiến trẻ khó thở, tiếng thở rít, to và ồn. Bé ho đột ngột, thường xuất hiện vào giữa đêm. Trẻ mắc bệnh lý dị ứng thường ho tăng về đêm và sáng sớm hoặc khi có thay đổi thời tiết. Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường ho khan rải rác, tăng khi trẻ gắng sức.

Ho đờm

Ho đờm thường là biểu hiện của các bệnh lý viêm nhiễm của đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm phế quản... Bé thường ho rải rác trong ngày, có thể tăng về đêm.

Ho gà

Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella Pertussis gây ra. Trẻ bị ho gà có những cơn ho liên tiếp, co thắt ngực, thở rít, nhiều đờm nhớt xuất tiết cuối cơn ho. Ngoài các cơn ho, trẻ hắt hơi, sổ mũi và sốt nhẹ.

Bác sĩ khám hô hấp cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Bác sĩ khám hô hấp cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Ho về đêm

Trẻ ho nhiều hơn vào buổi đêm có thể là biểu hiện của cảm lạnh hoặc hen suyễn. Khi cảm lạnh, chất nhầy từ mũi và xoang có thể chảy xuống cổ họng, khiến bé ho tăng khi đang ngủ. Trẻ bị hen suyễn cũng thường ho vào ban đêm do thời điểm này đường hô hấp nhạy cảm, liên quan đến nhịp sinh học của trẻ.

Ho kèm thở khò khè

Nếu cơn ho kèm âm thanh khò khè khi thở ra có thể là biểu hiện đường hô hấp dưới bị viêm, thường xảy ra ở trẻ mắc bệnh hen suyễn hoặc viêm tiểu phế quản do nhiễm virus. Thở khò khè cũng xảy ra nếu đường hô hấp bị tắc nghẽn bởi vật lạ. Khi gặp trường hợp này, phụ huynh cần chú ý theo dõi bé để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ho kéo dài, có thể kèm nôn mửa

Trẻ bị nhiễm virus thường ho kéo dài dai dẳng cả tuần. Bệnh hen suyễn, dị ứng hoặc nhiễm trùng mạn tính ở xoang hay đường hô hấp cũng là nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị cúm hoặc hen suyễn có thể ho nhiều khiến chất nhầy chảy vào dạ dày, gây ra buồn nôn, nôn trớ. Khi trẻ nôn mửa không ngừng hoặc nôn dịch xanh, dịch vàng bất thường, mệt, da nhợt hoặc tái cần đến viện ngay.

Ho do dị vật đường hô hấp

Khi hóc dị vật, trẻ ho sặc để cố gắng làm sạch đường thở. Một số trường hợp bé có biểu hiện mặt tím tái, có tiếng thở rít, người ngột ngạt. Khi dị vật xuống sâu và ổn định thì giảm ho, giảm khó thở. Nếu dị vật gây viêm nhiễm thì trẻ thường ho có đờm hoặc máu, ho dai dẳng, sốt cao, đau ngực.

Theo bác sĩ Trọng, các bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ đa số lành tính và triệu chứng giảm dần, có thể tự theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh lý có thể diễn tiến nặng lên bất thường. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời khi con ho và sốt dai dẳng 5-7 ngày, kèm chán ăn, sụt cân, khó thở, nhịp thở nhanh hơn bình thường. Trẻ có dấu hiệu ho ra máu cần nhập viện gấp.

Khuê Lâm

Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - 'Ăn cá thu có thể hỗ trợ sức khỏe tim, não, thúc đẩy tuổi thọ và hỗ trợ quản lý cân nặng'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
3 tuần trước - Bệnh cúm xu hướng gây nhiều ca nhiễm trong mùa mưa lạnh, ẩm ướt, có thể biến chứng nặng ở trẻ béo phì kèm theo bệnh nền.
1 tháng trước - Học sinh, sinh viên có nhiễm não mô cầu không, có nên tiêm vaccine không, được bác sĩ giải đáp dưới đây.
1 tuần trước - TP HCM- Trẻ mắc bệnh hô hấp nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 tuần qua tăng gần gấp đôi so với tuần trước đó do vào mùa bệnh, nơi này tăng phòng khám để tiếp nhận, mở rộng các khoa điều trị.
1 tháng trước - Mưa bão khiến tác nhân gây cúm, sốt xuất huyết, thương hàn phát triển mạnh và gây bệnh, có thể phòng ngừa nhờ tiêm chủng vaccine kịp thời.
Xem tin bài khác
5 phút trước - Hạt chia rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm kết hợp với hạt chia đều tốt.
2 giờ trước - Lợi ích được biết đến nhiều nhất của cà phê là giúp tỉnh táo. Do đó, nhiều người thường uống cà phê sau khi thức dậy vào buổi sáng hay lúc mệt mỏi. Uống cà phê thường xuyên còn có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
3 giờ trước - TP HCM- Người phụ nữ 33 tuổi mang thai 26 tuần, bật bếp nấu ăn thì bình gas phát nổ gây bỏng lửa 95% cơ thể, tình trạng nguy kịch.
4 giờ trước - Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người con cả (con đầu lòng) và con một dễ bị trầm cảm hoặc rối loạn âu lo không rõ nguyên nhân.
4 giờ trước - Ho kèm chất nhầy, sốt cao, đau ngực, khó thở hay môi và móng tay xanh xao có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm phổi.