ttth247.com

Nhiều người bị 'đông cứng khớp vai' không thể chải đầu khi vào mùa mưa

Bà A. cho biết tình trạng đau nặng hơn khi thời tiết thay đổi, nhất là vào thời tiết mưa lạnh. Sau khi thực hiện các nghiệm pháp thăm khám, chụp X-quang và siêu âm khớp vai, bác sĩ kết luận bà bị viêm chu vai hay còn gọi là hội chứng đông cứng khớp vai.

Ngày 1.10, thạc sĩ - bác sĩ chuyên khoa 2 Kiều Xuân Thy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3) cho biết sau 2 tuần điều trị kết hợp bài thuốc y học cổ truyền phù hợp, điện châm, cứu ấm, xoa bóp bấm huyệt và tập vật lý trị liệu, bệnh nhân giảm đau 70%, khớp vai cử động linh hoạt hơn, chỉ còn đau khi thực hiện động tác xoay trong - xoay ngoài. Hiện bà A. đang được tiếp tục chỉ định điều trị cho đến khi phục hồi hoàn toàn.

Sự thay đổi liên tục của thời tiết, đặc biệt là những đợt mưa và lạnh kéo dài, khiến nhiều người bệnh tái phát hoặc trở nặng các triệu chứng đau khớp vai. Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, số lượng người bệnh đến khám và điều trị tình trạng đau khớp vai tăng đáng kể, nhiều người trong số họ được chẩn đoán mắc viêm chu vai hay còn gọi là viêm quanh khớp vai.

"Viêm chu vai là một bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm của các mô mềm xung quanh khớp vai, gây ra đau nhức và hạn chế vận động. Tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng hơn khi gặp điều kiện thời tiết lạnh, ẩm, vì các khớp và cơ thường co cứng, tuần hoàn máu kém, dẫn đến đau nhức và khó khăn trong cử động", bác sĩ Thy cho hay.

Nhiều người bị 'đông cứng khớp vai' không thể chải đầu khi vào mùa mưa- Ảnh 1.

Bác sĩ khai thác bệnh sử và thăm khám cho người bệnh

ẢNH: C.L


Kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại

Theo bác sĩ Thy, bệnh viêm chu vai được tiếp cận điều trị theo hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng bao gồm:

  • Châm cứu: Đây là phương pháp truyền thống của y học cổ truyền, giúp kích thích các huyệt, cải thiện tuần hoàn máu và giảm viêm. Châm cứu giúp giảm đau hiệu quả và cải thiện khả năng vận động của khớp vai.
  • Cấy chỉ: Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ tự tiêu vào các huyệt nhằm kích thích liên tục, giúp kéo dài tác dụng giảm đau và hỗ trợ điều trị viêm chu vai.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Các kỹ thuật xoa bóp và bấm huyệt tác động trực tiếp lên các điểm đau và vùng cơ quanh khớp vai, giúp thư giãn cơ, giảm đau và cải thiện tình trạng viêm.
  • Tập vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu kết hợp các bài tập chuyên sâu cho vùng vai, giúp tăng cường sự linh hoạt của khớp và cơ, từ đó giảm dần tình trạng đau và hạn chế vận động.
  • Sử dụng thuốc y học cổ truyền: Người bệnh sau khi thăm khám sẽ được bác sĩ kê toa thuốc y học cổ truyền phù hợp để điều trị tình trạng đau khớp vai cũng như kiểm soát các vấn đề toàn thân khác. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể kết hợp thuốc tân dược nếu tình trạng người bệnh đau nặng nề.

Nhiều người bị 'đông cứng khớp vai' không thể chải đầu khi vào mùa mưa- Ảnh 2.

Bác sĩ điều trị cho một bệnh nhân nữ bị hội chứng đông cứng khớp vai

ẢNH: C.L

Ngoài các phương pháp điều trị trên, bệnh viện còn áp dụng các kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị cho những người bệnh không phù hợp với phương pháp châm cứu:

  • Siêu âm trị liệu: Kỹ thuật này sử dụng sóng siêu âm để giảm viêm, cải thiện lưu thông máu và thúc đẩy quá trình phục hồi của mô.
  • Laser châm: Sử dụng tia laser thay vì kim châm để kích thích các huyệt đạo, phương pháp này rất phù hợp với những người bệnh sợ kim nhưng vẫn muốn đạt được hiệu quả của châm cứu.
  • Điện châm không kim: Đây là một phương pháp sử dụng dòng điện tác động lên các huyệt đạo mà không cần sử dụng kim, giúp kích thích thần kinh, giảm đau và tăng cường lưu thông máu.

Phòng bệnh và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh

Để ngăn ngừa viêm chu vai và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh, bác sĩ Thy khuyên người bệnh cần tuân thủ một số hướng dẫn sinh hoạt và tập luyện sau đây:

- Giữ ấm cơ thể: Trong những ngày thời tiết lạnh, cần đảm bảo giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng vai và cổ. Hạn chế ra ngoài khi trời lạnh để tránh làm khớp vai bị co cứng.

- Tập luyện đều đặn: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng cho khớp vai hằng ngày để duy trì độ linh hoạt và sức mạnh của cơ vai. Các bài tập như xoay vai, nâng tay, kéo giãn cơ vai nên được thực hiện thường xuyên để tăng cường sức khỏe khớp.

- Tránh các động tác gây căng thẳng cho khớp vai: Tránh mang vác nặng hay thực hiện các động tác lặp lại gây căng thẳng lên khớp vai trong thời gian dài.

- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3 và chất chống viêm tự nhiên như rau xanh, cá hồi, hạt chia để hỗ trợ sức khỏe xương khớp.

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Giấc ngủ là yếu tố quan trọng để cơ thể phục hồi và tái tạo, nên cần nghỉ ngơi đủ giấc và hạn chế stress để giảm thiểu các tác động tiêu cực lên hệ cơ xương.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - 'Nghiên cứu mới đầy hứa hẹn vừa được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Oncology, đã phát hiện ra rằng chăm sóc răng miệng tốt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài...
1 tháng trước - TP HCM- Ông Yến, 49 tuổi, ngã trong lúc với lấy đồ, một tháng sau đau nhiều đến bệnh viện khám phát hiện bị đứt gân vai.
1 tháng trước - Tập thể dục, bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và canxi, sử dụng liệu pháp hormone trước khi mãn kinh có thể giảm nguy cơ mất xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
1 tháng trước - Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp, đặc biệt hiện nay bệnh đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ do lối sống ít vận động, chế độ dinh dưỡng không khoa học.
1 tháng trước - Thông qua vài thao tác đơn giản, bạn có thể đánh giá nhanh và sơ lược về tình trạng sức khỏe khớp vai để kịp thời đi khám.
Xem tin bài khác
3 phút trước - Bé trai được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng (có triệu chứng sốc, suy gan, xuất huyết tiêu hóa), sau đó chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TPHCM) song không qua khỏi.
51 phút trước - Cúm, herpes, nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ sau nhiều năm. Bị bệnh khiến cơ thể khó chịu ngay lúc đó và có thể ảnh hưởng đến não bộ trong thời gian dài.
1 giờ trước - Với bệnh ung thư, ngoài việc phát hiện điều trị sớm để kéo dài sự sống cho người bệnh, thì nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc rất quan trọng.
1 giờ trước - TP HCM- Bé gái 9 tuổi mệt và buồn nôn, nhịp tim lên đến 220 lần/phút (bình thường tuổi này khoảng 84) rồi nhanh chóng ngưng tim, ngưng thở.
2 giờ trước - Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ đàn ông Việt Nam yếu sinh lý (thiếu ‘ bản lĩnh đàn ông’ ) lên tới 15,7% . Trong đó 20-30% xuất tinh sớm, trên 30% mày râu tuổi 30+ bị rối loạn cương dương và tỷ lệ này vọt 50% với nhóm tuổi 40-70.