ttth247.com

Những bệnh da liễu rất dễ gặp trong mùa mưa lũ

Trong mùa mưa lũ, các bệnh về da có nguy cơ phát sinh, trong khi các bệnh da liễu sẵn có có thể trở nên trầm trọng hơn do tình trạng mưa bão, ngập lụt, và khó khăn trong việc di chuyển, thăm khám và điều trị.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, người dân cần chú ý đến các bệnh da liễu thường gặp sau mưa bão:

Nấm da

Nước bẩn tù đọng và không khí ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm phát triển và xâm nhập, gây nấm da. Vị trí thường bị nấm là nấm bàn chân tay, nấm kẽ chân tay, nấm bẹn, nấm thân mình.

Triệu chứng của nấm da bao gồm ngứa, bong tróc da giữa các ngón chân hoặc ngón tay. Nấm da có thể được điều trị bằng thuốc mỡ, kem và thuốc chống nấm.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) gây ra, thường xuất hiện dưới dạng các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng kẽ tay, lòng bàn tay, nách, bụng, vùng sinh dục, và gây ngứa nhiều về đêm. Bệnh ghẻ lây lan dễ dàng trong gia đình, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

Hình ảnh bệnh ghẻ.

Viêm da tiếp xúc

Sau mưa bão, nước lũ thường mang theo các chất thải, hóa chất từ ao hồ, sông suối, và các nguồn nước ô nhiễm khác. Tiếp xúc với những chất này có thể gây viêm da, với các triệu chứng như đỏ da, sưng tấy, ngứa ngáy. Những người có cơ địa dị ứng dễ bị viêm da tiếp xúc khi sử dụng chất tẩy rửa quá thường xuyên sau lũ.

Chấn thương da và mô mềm

Việc lội nước trong điều kiện ngập lụt tiềm ẩn nguy cơ chấn thương do tiếp xúc với các vật sắc nhọn như kim loại, thủy tinh, hoặc nguy hiểm từ dây điện bị rơi. Nếu không được chăm sóc kịp thời, các chấn thương này có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng, thậm chí nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng.

Bên cạnh những bệnh da liễu thường gặp trong mùa lũ kể trên, yếu tố căng thẳng tâm lý sau các đợt lũ lụt có thể dẫn đến, làm trầm trọng thêm hoặc khởi phát các đợt bùng phát của các bệnh về da đã có từ trước như: viêm da dị ứng, rụng tóc từng mảng và bệnh vẩy nến.

Biện pháp phòng tránh bệnh da liễu sau mưa lũ:

- Vệ sinh môi trường sống, đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch.

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn nước bẩn, các nguồn nước tù đọng lâu ngày.

- Mang dụng cụ bảo hộ nếu phải đi vào vùng nước ngập.

- Tránh tiếp xúc với nước lũ nếu bạn có vết thương hở.

- Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch.

- Làm sạch và băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

- Nếu vết thương bị mẩn đỏ, sưng tấy hoặc chảy dịch, cần đến cơ sở y tế để được điều trị.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Cẩn trọng với những căn bệnh về da thường gặp sau mùa mưa lũ như nhiễm nấm, bệnh ghẻ hay nhiễm trùng... từ đó tìm những giải pháp phòng tránh bệnh cho bản thân là vô cùng cần thiết.
1 tuần trước - Một nguy cơ “sát sườn” đe dọa cuộc sống bình yên của con người đó là ngộ độc thực phẩm trong và sau mùa bão lũ.
3 ngày trước - Sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, chất thải trôi theo dòng nước vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Nắng nóng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi.
6 ngày trước - Trong và sau khi mưa lũ, do môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm nên dễ dẫn đến các bệnh tiêu hóa. Các bệnh đó là gì và thuốc nào để điều trị?
18 giờ trước - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho biết tại các khu vực bị ngập lụt ở Hà Nội đã ghi nhận 508 bệnh nhân mắc bệnh về da, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt...
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.