ttth247.com

Những bệnh di truyền gây suy thận mạn

Bệnh suy thận mạn không có tính di truyền nhưng một số bệnh lý di truyền như thận đa nang, tăng huyết áp… có thể gây biến chứng suy thận mạn.

BS.CKII Nguyễn Thị Huê, khoa Nội thận - Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết một số bệnh di truyền có thể dẫn đến suy thận mạn gồm:

Thận đa nang là rối loạn di truyền dẫn đến sự hình thành nhiều túi nang chứa đầy dịch lỏng từ bên trong thận trồi lên bề mặt thận. Bệnh khiến thận tăng kích thước, hỏng thận, suy giảm chức năng theo thời gian.

Bệnh thận IgA còn gọi là bệnh Berger, xảy ra do một loại kháng thể (chất được tạo ra để chống lại các mầm bệnh, vật lạ xâm nhập vào cơ thể) có tên IgA tích tụ trong thận, làm tổn thương các mô thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận.

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh suy thận mạn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp, một trong số đó có yếu tố di truyền. Người có ba mẹ, ông bà tiền sử bệnh cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

BS.CKII Nguyễn Thị Huê giải đáp về các bệnh di truyền dẫn đến suy thận. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Bác sĩ Huê giải đáp về các bệnh di truyền dẫn đến suy thận. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Đái tháo đường (tiểu đường) liên quan đến rối loạn chuyển hóa gây ra tình trạng tăng đường huyết. Cùng với cao huyết áp, tiểu đường là nguyên nhân gây suy thận mạn phổ biến nhất.

Hội chứng Alport là rối loạn di truyền đặc trưng bởi các triệu chứng viêm thận gây tiểu máu, tiểu đạm, tăng huyết áp rồi diễn tiến thành suy thận mạn. Hội chứng Alport cũng ảnh hưởng đến thính lực và thị lực.

Bệnh thận bột hay hội chứng Amyloidosis, xảy ra khi một loại protein amyloid lắng đọng trong thận, dẫn đến suy giảm chức năng theo thời gian. Ngoài thận, hội chứng Amyloidosis còn ảnh hưởng đến tim, gan, lá lách, hệ thần kinh, đường tiêu hóa.

Hội chứng Fanconi là rối loạn di truyền dẫn đến tình trạng mất chất điện giải, axit amin, glucose (đường)... vào trong nước tiểu. Bệnh tiến triển chậm, dẫn đến viêm thận kẽ, suy thận, có thể gây tử vong trước tuổi vị thành niên.

Bệnh Fabry là bệnh di truyền không thường gặp gây tình trạng tích trữ mỡ trong thận, tim, mạch máu do thiếu enzyme phân hủy chất béo. Bệnh này làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng tim mạch, tổn thương hệ thần kinh và suy thận.

Theo bác sĩ Huê, suy thận mạn diễn tiến âm thầm, thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm nên người bệnh khó phát hiện bệnh sớm. Khi người bệnh nhận thấy các triệu chứng rõ ràng, khả năng bệnh đã tiến triển sang giai đoạn muộn. Thăm khám định kỳ giúp phát hiện các vấn đề bất thường ở thận trong những giai đoạn sớm để kịp thời điều trị tránh biến chứng.

Một số dấu hiệu suy thận mạn người bệnh cần lưu ý như tăng huyết áp bất thường, phù mí mắt, phù tay chân hoặc toàn thân, cơ thể mệt mỏi, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, tiểu bọt lâu tan, da khô, ngứa... Nếu nhận thấy các triệu chứng này, người bệnh cần đến bệnh viện khám để xác định nguyên nhân, điều trị phù hợp.

Để sớm phát hiện các bất thường của thận và theo dõi, bảo tồn hoặc điều trị phù hợp, bác sĩ khuyên mọi người định kỳ kiểm tra chức năng thận 6-12 tháng một lần.

Thắng Vũ

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Bệnh thận IgA làm tổn thương cầu thận mạn tính, không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành suy thận mạn.
1 tháng trước - Theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc nam tràn lan, bừa bãi, không có hướng dẫn cụ thể của người có chuyên môn rất dễ gây ra những hệ lụy xấu cho sức khỏe.
1 tháng trước - Nhiễm trùng bàng quang có nhiều triệu chứng giống các loại nhiễm trùng đường tiết niệu khác, phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
3 tuần trước - Hà Nội- Cầm kết quả mắc bệnh thận mạn tính, ông Hồ Hồng Việt suy sụp, muốn buông xuôi khi nghĩ về tương lai phải gắn với giường bệnh, sống nhờ chiếc máy chạy thận.
1 tháng trước - TP HCM- Thận trái của bà Phương, 54 tuổi, có chồi, chảy máu, bác sĩ chẩn đoán ung thư giai đoạn sớm và cắt toàn bộ thận để ngăn di căn.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.