ttth247.com

Những cú 'sập nguồn' gây sốc

Đáng lưu ý, các kiểm tra chuyên ngành dường như khó chấp nhận các tờ khai bằng giấy...

Truyền danh sách container không được, mã vạch "chịu thua"

Chị Nguyễn Trà Giang, phụ trách xuất nhập khẩu của một doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu lớn tại TP.HCM, cho hay ngay sau tối 6.8, khi sự cố hải quan điện tử xảy ra, công ty có một lô hàng đông lạnh đã xong các thủ tục hải quan trong ngày, nhưng không kết nối được dữ liệu giữa hải quan và cảng. Kết quả, công ty phải tốn tiền chạy điện container hàng tại cảng 2 ngày, thêm tiền lưu container 2 ngày là 3 triệu đồng. "Trường hợp của chúng tôi vướng với container hàng này là rất nhẹ so với nhiều DN khác. Vì hàng này đã hoàn thành thủ tục hải quan xong rồi, chỉ chờ tàu cập kéo container ra thôi. Thế nhưng vì lỗi nên tốn thêm tiền chạy điện và lưu bãi", chị Giang chia sẻ.

Chị Giang cho biết thêm DN bị vướng lô hàng nhập khẩu thép về để sản xuất. Đến nay, lô hàng đã 8 ngày lưu bãi vẫn chưa nộp được thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa. Lý do, Cổng thông tin một cửa quốc gia không hoạt động, đến ngày 8.8 DN có liên hệ và phía Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng báo chưa có chỉ thị nhận hồ sơ bằng giấy, nên chưa có hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng để nộp cho hải quan. Trong những ngày qua, công ty phải chịu thiệt hại về phí lưu kho hàng lẻ và ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, chậm trễ hợp đồng với đối tác.

Chiều 12.8, chị Thanh Nguyên (TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết từ sáng đến 16 giờ 45, chị ngồi như dán trên ghế chỉ để khai báo số container hàng nhập về mà bất thành. Chị cho biết: "Cứ đẩy thông tin lên, mạng báo đang xử lý, nhưng cứ "đang xử lý" từ 8 giờ kém đến chiều tan ca luôn vẫn... đang xử lý. Khó quá!". Hàng thức ăn chăn nuôi của công ty nhập về nằm ngoài cảng mấy ngày nay, gần hết hạn rồi nhưng vẫn chưa khai hải quan được. Đặc biệt, từ sáng đến trưa, một số DN cho hay họ liên lạc với bên kiểm dịch thực vật qua điện thoại để được hướng dẫn khai thủ công cũng không được.

Trao đổi với PV Thanh Niên, đa số các DN đều cho biết chưa thể đính kèm số container khai báo vào hệ thống, chưa lấy được mã vạch… và đây đều là những lỗi đã xảy ra cuối tuần qua. Các DN xuất nhập khẩu cho hay hệ thống hải quan điện tử chập chờn liên tục trong vài năm gần đây, tuy không dữ dội nhưng vẫn xảy ra. Trước đây, lỗi thường là mở tờ khai được, lấy được số container, nhưng không lấy được mã vạch. Trong khi mã vạch là kết nối hải quan với cảng; nếu không có mã vạch, cảng không có thông tin để đối chiếu, DN sẽ không lấy được hàng cũng như không chất hàng lên tàu để xuất đi được. Nay mã vạch không lấy được, số container cũng không. Hệ thống trục trặc ngày càng nhiều hơn là vậy.

Doanh nghiệp lớn càng khổ

Đại diện Công ty CP Phúc Sinh cho biết thường mỗi tháng công ty xuất khẩu từ 500 - 600 container đi các nước. Như vậy ước tính mỗi tuần công ty sẽ xuất khẩu khoảng 120 - 150 container. Thậm chí vào thời gian cao điểm, mùa vụ chính của các loại nông sản, mỗi tuần công ty có thể xuất hơn 200 container. Đa số hồ sơ thủ tục để xuất khẩu sẽ là 1 bộ hồ sơ/container. Là DN xuất khẩu lớn nên Phúc Sinh đã được áp dụng chế độ DN ưu tiên trong lĩnh vực hải quan từ nhiều năm qua, nên các thủ tục hầu như khá nhanh chóng. Thường trong vòng khoảng 30 phút sau khi phía DN gửi hồ sơ đi thì sẽ nhận được phản hồi chấp thuận kèm theo mã QR (mã vạch) để thông quan hàng hóa. Một số trường hợp chậm nhất tối đa là 2 giờ nếu đường truyền bị chậm, hệ thống xử lý chưa kịp… 

Tuy vậy, việc Cổng thông tin một cửa quốc gia gặp sự cố vào cuối tuần qua, DN không thể thực hiện các thủ tụchải quan online, nhân viên cũng phải nộp hồ sơ bằng giấy tại cảng. Với khối lượng hàng trăm container trong một tuần, chỉ riêng 1 DN Phúc Sinh thôi, lượng hồ sơ hải quan nộp bằng giấy từ sự cố hải quan điện tử có thể lên hơn 20 bộ mỗi ngày. Thậm chí những ngày qua, mặc dù hệ thống đã được khắc phục nhưng khi thực hiện vẫn chưa "mượt" như trước. Đại diện DN này cho hay công ty phải bố trí nhân lực, tính toán kỹ về thời gian, nhất là đối với những lô hàng gấp thì phải đóng hàng sớm hơn; nhân viên làm thủ tục hải quan tăng cường phải "canh" làm ngoài giờ, bất kể ngày đêm để kịp thủ tục thông quan, đưa hàng hóa lên tàu cho kịp giờ…

Với DN nhỏ hơn, lượng tờ khai giấy ít hơn, song do không phải là DN ưu tiên, việc chực chờ từ ngày này sang ngày khác để có bộ hồ sơ khai hải quan trọn vẹn các chứng nhận kiểm tra chuyên ngành là điều rất khó khăn. Bà Nguyễn Quốc Khánh, quản lý một công ty xuất nhập khẩu tại Q.1 (TP.HCM), thông tin với những DN nhập khẩu hàng phải lấy giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành là "khóc một dòng sông". Bởi nhập khẩu đa số là hàng nguyên vật liệu về sản xuất, chậm 1 ngày còn chấp nhận; chậm đến nay đã 6 ngày, hàng hóa sản xuất trễ gần cả tuần, chắc chắn sẽ bị phạt vì đây là việc xảy ra trong nước, không phải sự cố toàn cầu nên phía đối tác nước ngoài khó du di. 

"Thực tế, mạng hải quan thỉnh thoảng quá tải, chập chờn trong nhiều năm gần đây chứ không phải đến hôm nay. Trong đại dịch, hàng hóa có chững lại một vài năm, dường như hải quan cũng quên mất nâng cấp hệ thống, hoặc nâng cấp không đạt. Sau đại dịch đến nay cũng đã 3 năm, hệ thống thỉnh thoảng cứ chập chờn thế này", bà Khánh cho biết thêm.

Theo phản ánh của các DN xuất nhập khẩu, trong sáng 12.8, DN nhận tin nhắn báo hệ thống chưa thể vận hành được trong ngày do thiết bị chờ nhập khẩu. Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) thỉnh thoảng vẫn gặp lỗi do chưa kết nối ổn định với các hệ thống khác, dẫn đến việc tiếp nhận xử lý thông tin bị chậm. Cổng thông tin một cửa quốc gia chưa thể vận hành sẽ dẫn đến không có thông tin manifest, hàng không (API), giấy phép, C/O, kết nối hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM) bị ảnh hưởng.

Trao đổi với Thanh Niên, một số chuyên gia xuất nhập khẩu nói thẳng hệ thống công nghệ thông tin hải quan điện tử đã trở nên lạc hậu theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bởi công nghệ chỉ cần 2 - 3 năm là đã lạc hậu, còn hệ thống đã xài tới 10 năm, chưa bao gồm thời gian chạy demo là khai báo hải quan từ xa khoảng năm 2012. Đến năm 2014, Thông tư 22 quy định về khai báo hải quan điện tử ra đời, tính đến nay đã hơn chục năm.

"Vấn đề lạc hậu của công nghệ này thể hiện ở mấy chỗ sau: Hệ thống VNACCS/VCIS được Nhật viện trợ không hoàn lại. Trong quá trình vận hành, phía Nhật cũng hỗ trợ việc xử lý khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên trong thời gian đầu, do lượng dữ liệu không nhiều, nên máy chạy mượt. Như một chiếc máy vi tính, dần dà dữ liệu tăng, máy chạy chậm lại. Trong khi đó, hệ thống dùng chương trình cũ từ Win98, Win2000. Chính phủ lại chưa làm data đám mây dữ liệu chính phủ, nên việc lưu dữ liệu ngày càng nặng. Quá tải thì chập chờn là đúng rồi. Dữ liệu chất chồng lên, khiến hệ thống hải quan điện tử tê liệt", một chuyên gia thương mại nói thẳng.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Nhiều ý kiến cho rằng giá tham quan Ga Đà Lạt tăng từ 5.000 đồng lên 50.000 đồng sẽ khiến du khách "quay lưng" với địa điểm nổi tiếng này.
1 tháng trước - Những ngày qua thông tin lãi suất vay mua, thuê mua nhà ở xã hội qua Ngân hàng Chính sách xã hội bất ngờ tăng 4,8%/năm, lên 6,6%/năm đã khiến nhiều người lo lắng.
1 tháng trước - Sở giao dịch chứng khoán New York. Anh: Getty ImagesTheo phân tích của Sputnik, nền kinh tế Mỹ đã tài chính hóa quá mức để có thể chịu đựng được bất...
1 tháng trước - Philippines hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới ngoài Vantican cho rằng ly hôn là bất hợp pháp.
1 tuần trước - Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đang triển khai một kế hoạch toàn diện để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nhằm kiểm tra và hướng dẫn sử dụng điện an toàn, hiệu quả cho khách hàng sử dụng điện tại 13...
Xem tin bài khác
3 phút trước - Các nhà phân tích cho rằng sự thay đổi có thể giúp Nike quay trở lại với sứ mệnh vốn có: đổi mới sản phẩm và năng lực tiếp thị.
3 phút trước - Anna Sebastian Perayil đã qua đời vào ngày 20/7, chỉ 4 tháng sau khi gia nhập EY Ấn Độ với tư cách là một chartered accountant (Kế toán công...
3 phút trước - Tương tự, doanh nghiệp gỗ, nội thất cũng nỗ lực tìm đường ra nước ngoài.
3 phút trước - Thành Thắng Group và ông chủ Đỗ Văn Tiến bắt đầu được chú ý với việc sở hữu tòa lâu đài Thành Thắng 1.000 tỷ tại tỉnh Ninh Bình.
3 phút trước - Theo nguồn tin The Straits Times, một số nhân viên tại văn phòng Tp.Vinh cho biết họ vẫn chưa nhận được lương tháng 8 và còn nợ nửa tháng lương của tháng 7.