ttth247.com

Những phút giây cân não và chưa có tiền lệ trong bão số 3

Chương trình Hướng về đồng bào nơi bão lũ được truyền hình trực tiếp trên VTV1 tối 14-9, cùng khán giả nhìn lại trận bão lũ vừa qua, về sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và chính quyền các cấp, những mất mát của bà con, những tấm gương hy sinh và những nghĩa cử cao đẹp thấm đượm tình dân tộc, nghĩa đồng bào.

Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ phát động ngay trên sóng truyền hình trực tiếp, Quỹ Tấm lòng Việt do Đài truyền hình Việt Nam phát động để ủng hộ tái thiết Làng Nủ sau cơn bão số 3, chương trình nhận được 12,8 tỉ đồng từ khán giả xem truyền hình.

Bão số 3 là cơn bão lịch sử

Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - bão số 3 là cơn bão (mang tính) lịch sử "vì có những điều chưa từng xảy ra" trong lịch sử. "Có thể nói đây là một trận cuồng phong, không còn là một cơn bão", ông nói.

Đây là cơn bão mạnh nhất về tốc độ gió trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Chỉ trong vòng 48 tiếng khi đổ bộ vào Biển Đông, bão đã tăng liền 4 cấp - lên cấp cuồng phong (siêu bão).

Đây là cơn bão đầu tiên với sức gió giật cấp 15, đổ bộ vào Việt Nam (cụ thể là Hải Phòng, Quảng Ninh).

Thứ trưởng nói, thông thường bão khi đổ vào đất liền sẽ di chuyển 15 - 20km/giờ, nhưng cơn bão này đứng yên tại Hải Phòng, Quảng Ninh hơn 5 tiếng đồng hồ, không di chuyển, sức tàn phá rất lớn.

"Chúng tôi cứ nghĩ bão tan rồi nhưng nó vẫn tiếp tục", ông kể.

Một điều chưa từng có nữa đó là cơn bão gây mưa trên diện rộng, gây ra một đợt lũ lụt, tương đương với trận lũ lụt lịch sử năm 1971. Trong đó có nhiều sông ở miền Bắc đã lên mức báo động. Chẳng hạn sông Thao ở Yên Bái có thời điểm vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1968 1,39m.

Dấu mốc mới trong phòng chống thiên tai

Chính vì những lẽ đó, theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, cơn bão này cũng tạo ra một dấu mốc lịch sử mới trong công tác phòng chống thiên tai ở nước ta.

Vì là cơn bão có nhiều yếu tố lịch sử nên có nhiều vấn đề mà cần Chính phủ quyết định, chưa có tiền lệ.

Ông ví dụ chuyện ở nhà máy Thủy điện Thác Bà. Sau khi khánh thành một năm, lũ về, lưu lượng về hồ xả 3.200m3/s. Nhưng trong sáng 10-9, tới 5.600m3/s. Đó là lý do vì sao Thủy điện Thác Bà rơi vào tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc".

Trước tình hình đó, Thủ tướng Phạm Minh Chínhngay giữa trưa phải họp với các địa phương liên quan di dời hơn 10.000 dân trong 4 tiếng đồng hồ.

Thủ tướng cũng ra lệnh trong tình hình khẩn thiết, sẵn sàng phá đập phụ để cứu đập chính. Bởi nếu đập chính vỡ, nước tràn xuống sông Chảy ra sông Lô thì mức nước ở Yên Bái tăng ít nhất 3m. Sức tàn phá sẽ rất khủng khiếp. Chính phủ phải đưa ra lựa chọn cái nào ít thiệt hại hơn.

Hay một ví dụ khác, tối 12-9, mực nước sông Hoàng Long lên cao, nếu cần có thể sẽ phải phá đê sông Hoàng Long.

"Khi chúng tôi báo cáo tình hình, Thủ tướng yêu cầu Nhà máy Thủy điện Hòa Bình dừng phát điện để giảm lũ cho sông Hồng, sông Đáy, không phải phá đê. Có thể nói đó cũng là hai trong những tình huống gay cấn trong lịch sử", ông Hiệp kể.

Theo ông, cũng vì đây là cơn bão có nhiều yếu tố lịch sử nên dẫu chúng ta đã cố gắng nhưng thiệt hại vẫn rất lớn.

"Song nếu không có những chỉ đạo quyết liệt, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra. Đây là cơn bão mà mà quốc đánh giá là cấp cao nhất trong thảm họa thiên tai", ông Hiệp nói.

Ông Hiệp cho rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, ngay trong bão lũ, Bộ Chính trị ra kết luận chỉ đạo các cấp, các ngành cùng hệ thống chính trị vào cuộc.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trực tiếp đi chỉ đạo ở một số địa phương, trong đó có Tuyên Quang, Phú Thọ… Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công từng đồng chí đi từng địa phương để vừa chia sẻ với đồng bào ở đó, vừa có những chỉ đạo kịp thời.

Thủ tướng trực tiếp vào tâm bão, đi Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái…, đồng thời cũng phân công các phó thủ tướng đi các nơi chỉ đạo trực tiếp.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tuần trước - Yên Bái- Tới đầu ngõ gặp xoáy nước sâu chảy dồn từ mặt đường xuống dốc, chị Trần Thị Tần vứt xe lại rồi lội bộ về nhà sơ tán đồ, nhưng vẫn không kịp.
2 tuần trước - Chỉ cần bỏ số tiền từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng để mua số thứ tự từ 'cò xếp lốt' là bệnh nhân có ngay phiếu khám tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (H.Thanh Trì, Hà Nội), thay vì vạ vật xếp hàng từ tờ mờ sáng đợi đến lượt theo...
1 tháng trước - Cùng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan đoàn thể, đông đảo người dân đã tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia, Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) và tại quê nhà Tổng Bí thư ở thôn Lại Đà (xã Đông Hội, H.Đông...
1 tuần trước - Gần 17h, các chiến sĩ Quân khu 2, cảnh sát cơ động và lực lượng địa phương đang tìm kiếm hơn 60 nạn nhân mất tích thì phải hối hả chạy lên khu vực cao, khi kẻng báo động sạt lở dồn dập vang lên.
Xem tin bài khác
25 phút trước - Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão số 4 khiến một số tuyến đường tại H.Hướng Hóa (Quảng Trị) sạt lở gây cản trở giao thông.
1 giờ trước - Hai phó thủ tướng cùng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án.
1 giờ trước - Tối 19-9, Đồn biên phòng Đắc Pring (Bộ đội biên phòng Quảng Nam) cho biết sau nhiều giờ huy động cán bộ chiến sĩ cùng lực lượng địa phương, toàn bộ dân ở thôn 56B, xã Đắk Pre (huyện Nam Giang) đã được sơ tán tới nơi an toàn.
1 giờ trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp lớn, quan trọng, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc đối với hòa bình,...
1 giờ trước - Trong quá trình tránh trú bão số 4 ở Khánh Hoà, một ngư dân Bình Định trượt chân ngã đập đầu vào thành tàu cá rồi rơi xuống biển, tử vong