ttth247.com

Nửa thế kỷ chưa được cấp quyền sử dụng đất, Trường đại học Bách khoa TP.HCM than khó đủ bề

Theo tài liệu hội nghị Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học tại TP.HCM diễn ra ngày 13-8, báo cáo của Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho thấy nhiều năm qua trường gặp rất nhiều vướng mắc liên quan đến các vấn đề như chủ quyền sử dụng đất.

Khu tập thể trong trường đại học

Cơ sở Lý Thường Kiệt có tổng diện tích 140.008,3m². Diện tích đất có phần tiếp giáp với mặt đường Lý Thường Kiệt và đường Tô Hiến Thành có tường rào ngăn cách, hiện được chia làm 3 khu, mỗi khu có lối đi riêng.

Trong đó khu 1 diện tích khoảng 1.900m² và khu 3 diện tích khoảng 6.300m². Cả hai khu đã được bố trí làm khu tập thể cán bộ, giảng viên từ rất lâu.

Khu 2 chiếm phần lớn diện tích khoảng 131.808,3m² đang sử dụng làm văn phòng, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, khu thể dục thể thao, giao thông... phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo.

Do các vướng mắc về giao và quản lý đất nên đến nay nhà trường chưa được cấp quyền sử dụng đất. Hệ quả từ việc không có chủ quyền đất kéo theo các vấn đề vướng mắc trong đầu tư xây dựng.

Các công trình xây dựng lâu đời hiện bị xuống cấp nhưng không thể điều chỉnh quy hoạch, xin giấy phép xây dựng cho các công trình mới (khu giảng đường, nhà xưởng, phòng thí nghiệm) và các cơ sở hạ tầng khác.

"Thực tế mặc dù nhà trường đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất nhưng cho đến nay còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do các công trình xây dựng chỉ dừng lại ở việc cải tạo, sửa chữa, không được quy hoạch và xây dựng mới. Điều này kìm hãm rất nhiều khả năng phát triển của một ngôi trường lớn có truyền thống và uy tín lâu đời về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học" - báo cáo của trường thông tin.

Trường không đủ khả năng giải quyết

Liên quan việc xác lập quyền sử dụng đất tại trụ sở Trường đại học Bách khoa, các cơ quan chức năng và trường đã có nhiều động thái từ năm 2015 đến nay.

Trong đó ngày 24-8-2015, Bộ Tài chính đã có công văn về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất số 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10 của Trường đại học Bách khoa.

Công văn có nội dung: Đối với phần diện tích đất khoảng 6.300m² (khu 3 - PV) khu tập thể cán bộ giáo viên: Thống nhất với đề nghị của Đại học Quốc gia TP.HCM chuyển giao cho địa phương để xử lý nếu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của TP.HCM.

Đối với diện tích còn lại khoảng 133.708m² (khu 1 và khu 2): Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục quản lý sử dụng theo quy hoạch TP.HCM. Đơn vị có trách nhiệm lập phương án di dời các hộ dân ra khỏi khuôn viên khu đất, chấm dứt ngay việc cho thuê (các ki ốt), xây dựng trả lại nguyên trạng ban đầu là hàng rào khuôn viên Trường đại học Bách khoa.

Tiếp đó ngày 14-8-2018, Văn phòng UBND TP.HCM có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của chủ tịch UBND TP.HCM về vấn đề này. Ủy ban đề nghị trường rà soát hiện trạng sử dụng, tình trạng pháp lý các hộ tại khu 3, cung cấp hồ sơ cho Sở Xây dựng.

Đối với phần diện tích còn lại (khoảng 133.708m² (khu 1 và khu 2), trường khẩn trương chấm dứt việc cho thuê (các ki ốt), khôi phục lại nguyên trạng ban đầu là hàng rào khuôn viên của trường, lập phương án di dời các hộ dân ra khỏi khuôn viên khu đất và thực hiện các thủ tục để xác lập sở hữu nhà nước theo quy định.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan hướng dẫn xem xét, giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trường đại học Bách khoa theo quy định.

Thực hiện yêu cầu này, Trường đại học Bách khoa tiến hành rà soát, xác định rõ nguồn gốc pháp lý về quá trình quản lý, quá trình bố trí sử dụng nhà của các hộ. Tuy nhiên trường gặp khó khăn do 2 khu tập thể (khu 1 và khu 3) hình thành mang yếu tố lịch sử khách quan từ trước năm 1975.

Nhiều hộ không có các giấy tờ pháp lý về việc được giao nhà đất, tình trạng mua bán nhà đất bằng giấy tay qua nhiều đời chủ sử dụng dẫn tới người sử dụng đất hiện tại không phải là cán bộ, giáo viên trường.

Trường đã thu hồi toàn bộ ki ốt vào cuối năm 2017. Về nhiệm vụ lập phương án di dời các hộ dân ra khỏi khuôn viên khu 1 là bất khả thi do không thỏa thuận được với các hộ dân và trường không có đủ tài chính và quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ dân di dời ra khỏi khuôn viên khu tập thể nói trên.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Văn hóa quyên góp, hiến tặng tài chính vào giáo dục tồn tại từ lâu ở các nước phát triển. Phần lớn những trường ĐH nhận được hàng tỉ USD là những trường danh tiếng và hoạt động không vì lợi nhuận.
1 tháng trước - Được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập trường ĐH không vì lợi nhuận từ 5 - 6 năm nay. nhưng hiện dự án các trường này vẫn nằm trên giấy do những vướng mắc không thể tháo gỡ về đất đai.
1 tháng trước - Khi xuất bản quyển sách '8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo (AI)' vào năm 2019, tác giả người Hàn Quốc Lee Ji-sung đưa ra lời cảnh báo từ năm 2030 đến cuối thế kỷ 21 hàng tỉ người trên thế giới sẽ bị AI 'cướp' công ăn việc làm.
2 tuần trước - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4-9-2024 về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
1 tháng trước - Chiều nay, 31.7.2024, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM đã có công văn gửi UBND TP.HCM, kiến nghị xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc hoạt động căn tin, bếp ăn, bãi giữ xe đối với trường học trên địa bàn thành phố.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Mưa lũ gây sạt lở công trình hai tầng 8 phòng học Trường THCS Lâm Phú, buộc hơn 260 học sinh phải sơ tán.
1 giờ trước - Chiều 20-9, nhiều tài khoản trên mạng xã hội đồng loạt chia sẻ hình ảnh trước cổng Trường tiểu học - THCS Đào Thịnh (Yên Bái) có hàng nghìn cuốn sách giáo khoa của học sinh được thầy cô đem phơi hai bên đường và trước cổng trường sau mưa...
2 giờ trước - Trong tổng số 21 trường còn chưa thể cho học sinh đến trường, có 8 trường mầm non, 6 trường tiểu học và 7 trường trung học cơ sở.
2 giờ trước - Trường ĐH Trà Vinh vừa có thêm 4 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN-QA.
2 giờ trước - Canada chỉ cấp 437.000 giấy phép du học trong năm 2025, giảm ít nhất 10% so với năm nay, tiếp nối loạt chính sách nhằm giảm người nhập cư.