ttth247.com

Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố động thái ‘bất ngờ’, Nga thêm áp lực giữa lệnh trừng phạt

Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố động thái ‘bất ngờ’, Nga thêm áp lực giữa lệnh trừng phạt- Ảnh 1.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, Ả Rập Xê Út đã bất ngờ đưa ra quyết định có thể định hình lại cán cân năng lượng và địa chính trị.

Tờ Financial Times đưa tin Rập Xê Út, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, sẽ tăng sản lượng để giành lại thị phần, từ bỏ mục tiêu kéo giá nhiên liệu lên 100 USD một thùng.

Theo các tuyên bố chính thức, Riyadh cho biết động thái này nhằm “duy trì sự cân bằng về giá năng lượng và hỗ trợ các nền kinh tế toàn cầu”. Kế hoạch này cũng đánh dấu sự thay đổi so với các chính sách cắt giảm sản lượng hiện tại được OPEC+ và BRICS áp dụng để duy trì dầu ở mức cao và kiểm soát sản lượng dầu toàn cầu.

Quyết định của Ả Rập Xê Út càng trở nên quan trọng hơn khi nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với bất ổn lớn. Nguồn cung dầu gia tăng có thể nhanh chóng dẫn đến giá dầu giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các nước sản xuất dầu mỏ khác, đặc biệt là Nga.

Doanh thu từ dầu mỏ chiếm một phần đáng kể trong ngân sách quốc gia Nga. Do đó, giá dầu giảm có thể làm gây thêm áp lực lên kinh tế Nga vốn đang chịu vô số lệnh trừng phạt.

Vì thế, với động thái của Ả Rập Xê Út, giá dầu kéo dài đà giảm có thể khiến Nga thiệt hại hàng tỷ USD doanh thu thuế, đặt ra thách thức cho chi tiêu công của nước này.

Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới và cùng là thành viên của nhóm OPEC+ giống như Ả Rập Xê Út.

Hai năm qua, các nước OPEC+ hợp tác giảm sản lượng dầu để kéo giá lên. Tuy nhiên, năm nay giá lại giảm gần 6%. Nguyên nhân là các nước, như Mỹ, tăng sản xuất. Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới - yếu đi. Diễn biến này khiến OPEC+ hồi đầu tháng phải thông báo hoãn kế hoạch nâng sản xuất trong tháng 10 và 11.

Hiện Ả Rập Xê Út gánh phần lớn mức giảm sản lượng của OPEC+. Từ cuối 2022, quốc gia này tự nguyện giảm 2 triệu thùng mỗi ngày. Hiện tại, OPEC+ cắt giảm tổng cộng 5,86 triệu thùng một ngày, tương đương 5,7% nhu cầu toàn cầu.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
5 giờ trước - Iran đang tìm cách đa dạng hóa giải pháp xuất khẩu dầu trong bối cảnh xung đột với Israel leo thang có thể đe dọa eo biển chiến lược Hormuz.
2 tuần trước - Trung Quốc có nguồn dự trữ chiến lược và các phương án thay thế phòng trường hợp hoạt động nhập khẩu dầu mỏ từ Iran bị gián đoạn.
1 tháng trước - Algeria hiện đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng cho EU, từ đó củng cố chủ quyền kinh tế quốc gia nhờ lợi thế tài nguyên khổng lồ.
1 tuần trước - Trung Đông một lần nữa lại đứng trước bờ vực của một cuộc chiến khốc liệt giữa hai đối thủ truyền kiếp đối đầu nhau trong suốt 45 năm qua.
1 tháng trước - Trung Quốc sẽ mở một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với cải dầu nhập khẩu từ Canada sau khi quốc gia châu Mỹ tuyên bố mức thuế 100% đối với xe điện Trung Quốc.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Tỉnh này vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vừa thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ.
4 phút trước - Trong thời đại số, việc quản lý dữ liệu không chỉ là thách thức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Liệu thuê chỗ đặt máy chủ có phải là giải pháp tối ưu mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm? Hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài...
4 phút trước - Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vừa công bố tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2024, nhiệm vụ công tác 3 tháng cuối năm 2024.
4 phút trước - Vào những năm 1980, tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), một phát hiện kỳ bí đã thu hút sự chú ý của giới khảo cổ học khi họ tình cờ phát hiện ra một...
4 phút trước - Thái tử Dubai mong muốn dự án này sẽ biến các vùng sa mạc hoang vu thành một trong những nơi tốt nhất, đẹp nhất và thú vị nhất cho tất cả mọi người.