ttth247.com

Nuôi hải sâm cát giá 10 triệu đồng một kg

Bình ĐịnhNuôi thử nghiệm 3.000 hải sâm cát ở TP Quy Nhơn, với giá xuất khẩu 200-400 USD/kg, tiềm năng nhân rộng để xuất khẩu và làm dược phẩm.

Dự án thử nghiệm nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn và Hợp tác xã dịch vụ du lịch thủy sản Nhơn Hải thực hiện. Hơn 3.000 con giống mua từ Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung được thả xuống mặt nước biển 1.000 m2, xung quanh khoanh lưới để bảo vệ hải sâm lúc còn nhỏ trước các loài thiên địch.

Sau 3 tháng nuôi, hải sâm cát đã tăng trưởng từ 4-6 cm lên 9-11 cm, và nặng từ 6-7 gam lên 81-107 gam. Ông Nguyễn Văn Sáng, người trực tiếp nuôi hải sâm, nói quá trình chăm sóc tương đối đơn giản và ít rủi ro dịch bệnh. Dự kiến đến tháng 12 người nuôi có thể thu hoạch bán thương phẩm. Với giá xuất khẩu dao động từ 200-400 USD (5-10 triệu đồng) một kg hải sâm khô, nghề nuôi hải sâm hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Hải sâm sau 3 tháng nuôi. Ảnh: Thảo Chi

Hải sâm sau 3 tháng nuôi. Ảnh: Thảo Chi

Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hiện là đơn vị duy nhất sản xuất giống hải sâm cát. TS Nguyễn Đình Quang Duy, Phó giám đốc Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung, cho biết bản thân đã kết nối và hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất con giống đến thu mua, chế biến và xuất khẩu.

Trong chuỗi liên kết nói trên, Công ty Hải Sâm Việt Nam - đơn vị sở hữu nhà máy chế biến hải sâm lớn nhất Đông Nam Á, đã cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm của người dân địa phương với giá cố định, đảm bảo đầu ra ổn định và lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

TS Duy đánh giá vùng biển Nhơn Hải với điều kiện lý tưởng như sóng yên và nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, tạo môi trường tuyệt vời cho sự phát triển của hải sâm cát. Kết quả nuôi thử nghiệm ban đầu cho thấy hải sâm cát phát triển rất tốt. So với nuôi trong ao hồ, nuôi trên biển có chi phí thấp hơn nhờ tận dụng môi trường tự nhiên, chi phí chăm sóc và quản lý được giảm thiểu, cho dù tỷ lệ sống thấp vẫn mang lại lợi nhuận.

"Nuôi trên biển chỉ cần 20% tỷ lệ sống là đã có lời", TS Duy nói, cho biết mô hình tương tự đã thành công ở Khánh Hòa và Phú Yên nên có thể áp dụng tại Bình Định nhờ sự tương đồng về biển ở khu vực Nam Trung Bộ. Lợi thế lớn nhất để phát triển nghề nuôi hải sâm cát tại Bình Định là Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất giống và hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm hải sâm cát.

Hải sâm được nuôi trong lồng dưới biển lúc nhỏ để tránh bị các loại thiên địch ăn. Ảnh: Thảo Chi

Hải sâm được nuôi trong lồng dưới biển lúc nhỏ để tránh bị các loại thiên địch ăn. Ảnh: Thảo Chi

Lãnh đạo Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn cũng đánh giá mô hình này có thể nhân rộng trong tương lai. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, Hợp tác xã dịch vụ du lịch thủy sản Nhơn Hải đang kết hợp nuôi hải sâm với du lịch sinh thái biển, tạo mô hình kinh tế mới. Cách làm này phù hợp với chủ trương của ngành thủy sản, với định hướng thu hẹp việc đánh bắt xa bờ để chuyển đổi nghề.

Hơn nữa, hải sâm cát còn mở ra tiềm năng lớn cho ngành dược phẩm tại Bình Định. Dược sĩ Nguyễn Thị Hải Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (Công ty cổ phần dược - trang thiết bị y tế Bình Định), cho biết sẽ xem xét đưa hải sâm vào kế hoạch nghiên cứu và phát triển trong thời gian tới. Trước đó công ty đã gặt hái được những thành công đáng kể với việc sản xuất thực phẩm chức năng từ hàu và sụn cá mập.

Hải sâm cát (Holothuria scabra) là loài thân mềm, sống ở vùng nước nông ven biển, có giá trị dinh dưỡng cao. Từ xa xưa hải sâm được coi là một trong "tứ đại danh thái" của ẩm thực cổ truyền phương Đông. Ngày nay loài này được dùng trong y học. Do thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, hải sâm được nuôi ghép với các loài tôm, cá khác.

Thảo Chi - Phạm Linh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Nghệ An- Đi vay tiền để trồng chè năm 2001, ông Võ Văn Đồng phải nói dối vay nuôi gia súc, bởi lúc đó xã chỉ có 3 hộ trồng cây này và đều còi cọc.
1 tháng trước - Nghệ An- Đi vay tiền để trồng chè năm 2001, ông Võ Văn Đồng phải nói dối vay nuôi gia súc, bởi lúc đó xã chỉ có 3 hộ trồng cây này và đều còi cọc.
1 tháng trước - Một trong 10 hổ nuôi nhốt trong trại nuôi tư nhân ở huyện Thọ Xuân bị chết, hiện được niêm phong, bảo quản chờ cơ quan chức năng tìm hướng xử lý.
1 tháng trước - Một trong 10 hổ nuôi nhốt trong trại nuôi tư nhân ở huyện Thọ Xuân bị chết, hiện được niêm phong, bảo quản chờ cơ quan chức năng tìm hướng xử lý.
1 tháng trước - Tâm bão số 3 đang trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng, gió vẫn mạnh cấp 12-13. Hà Nội tạm dừng hoạt động 2 tuyến metro.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Ngày 24/10, Quốc hội thảo luận hội trường về dự án Luật Công đoàn sửa đổi, trong đó có chính sách về tài chính công đoàn, phân phối kinh phí công đoàn.
2 giờ trước - Thừa Thiên - Huế- Từng là Kinh đô của triều Nguyễn, sau 100 năm đô thị Huế đã "lột xác", có thêm nhiều tuyến đường lớn, đồng ruộng thay thế bằng nhà cửa, không còn những xóm vạn đò trên sông.
2 giờ trước - Ban thờ Phật từ thời nhà Trần, niên đại 700 năm là Bảo vật quốc gia trong ngôi chùa Phổ Quang 800 tuổi đã bị hư hỏng đáng kể trong vụ hỏa hoạn sáng nay ở Phú Thọ.
4 giờ trước - Tối 23-10, một trận động đất có độ lớn 3,7 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
4 giờ trước - Trong thời gian giữ chức vụ, nguyên phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Tuyên Quang đã cố tình ký không đúng thẩm quyền, trái quy định vào 46 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm giả cấp cho một số người dân.