ttth247.com

Pavel Durov - tỷ phú công nghệ quyền lực của Telegram

Pavel Durov, nhà sáng lập nền tảng Telegram, được ví là "Mark Zuckerberg của Nga" gây chú ý lớn trong cộng đồng công nghệ trước khi bị bắt.

Theo kênh truyền hình TF1 TVBFM TV, Pavel Durov bị bắt tại sân bay Paris-Le Bourget, ngoại ô Paris, cuối ngày 24/8 khi đến đây bằng máy bay riêng. Nhà sáng lập kiêm CEO ứng dụng nhắn tin Telegram bị tạm giữ với cáo buộc Telegram tiếp tay cho các hành vi phạm tội do không có đủ người kiểm duyệt.

Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) Telegram Pavel Durov phát biểu tại sự kiện MWC ở Barcelona, Tây Ban Nha, tháng 2/2016. Ảnh: Reuters

Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành (CEO) Telegram Pavel Durov phát biểu tại sự kiện MWC ở Barcelona, Tây Ban Nha, tháng 2/2016. Ảnh: Reuters

Là người có nhiều quốc tịch, gồm Nga, Pháp, UAE, Saint Kitts và Nevis (quốc gia vùng Caribe), Durov có thể đối mặt án tù đến 20 năm. Dự kiến, phiên tòa được tổ chức vào ngày 25/8.

Telegram được xếp hạng là một trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn sau Facebook, YouTube, WhatsApp, Instagram, TikTok và Wechat. Nền tảng hiện có 900 triệu người dùng, đặt mục tiêu đạt một tỷ trong năm tới.

Durov sinh ngày 10/10/1984 tại Saint Petersburg trong một gia đình sung túc, nhưng lớn lên tại Turin (Italy). Cha ông là một giảng viên ngành ngữ văn nhưng yêu công nghệ. Trong cuốn The Durov Code. The True Story of VK and its Creator (2012), tác giả Nikolay Kononov cho biết, từ nhỏ, Durov sớm bộc lộ khả năng về công nghệ, khi từng tấn công mạng máy tính của trường và bị nhà trường cắt quyền truy cập Internet. Ông cũng tuyên bố muốn trở thành "biểu tượng Internet" sau này.

Trong những năm học tại Đại học Tổng hợp Saint Petersburg, Durov đã tạo ra spbgu.ru, một diễn đàn rất phổ biến cho sinh viên khi đó. Năm 2006, ông cùng bạn học cũ Vyacheslav Mirilashvili, Lev Leviev cùng anh trai Nikolai thành lập mạng xã hội VKontakte (sau đó đổi tên là VK) với mục tiêu biến thành "Facebook của Nga".

Sau khi khởi chạy chính thức tháng 1/2007, VK nhanh chóng nhận sự chú ý, khi đạt một triệu người dùng vào tháng 7/2007 và 10 triệu vào tháng 4/2008. Tháng 12/2008, VK vượt qua đối thủ Odnoklassniki trở thành dịch vụ mạng xã hội phổ biến nhất của Nga. Công ty cũng được định giá 3 tỷ UÚD.

Tuy nhiên, năm 2011, Durov bắt đầu vướng vào nhiều vấn đề với chính quyền Nga, trong đó đối đầu với cảnh sát Saint Petersburg khi bị yêu cầu xóa một website có liên quan đến bầu cử nhưng ông từ chối. Ông bắt đầu bán cổ phần ở VK cho những người khác.

Giữa tháng 4/2014, Durov công khai từ chối giao dữ liệu cá nhân liên quan đến người Ukraine trên VK. Sau đó, ông bị sa thải khỏi vị trí CEO của nền tảng. Ông tuyên bố "rời khỏi Nga và không có kế hoạch trở lại".

Anton Rozenberg, một trong những nhân viên đầu tiên của VK, kể với Telegraph năm 2021 rằng trong nhà và văn phòng làm việc của Durov và anh trai đều có tranh của Mikhail Khodorkovsky - một trong những người giàu nhất nước Nga đầu năm 2000, nhưng đã bị bỏ tù vì các cáo buộc lừa đảo, rửa tiền và trốn thuế. Durov có tính cách ngang tàng giống vậy. Thậm chí, năm 2012, Durov cùng một số nhân viên dùng gần 2.000 USD tiền mặt để gấp thành máy bay giấy và phóng qua cửa sổ. "Tôi nhớ một kỹ sư phần mềm khi đó đã tính rằng số tiền bị ném ra ngoài cửa sổ còn lớn hơn tiền lương hàng tháng của anh ấy", Rozenberg nói.

Sau khi rời Nga năm 2014, Durov có được quyền công dân Saint Kitts và Nevis - một quốc đảo nằm ở Tây Ấn - bằng cách quyên góp 250.000 USD. Với khoảng 300 triệu USD mang theo và trữ trong các ngân hàng ở Thụy Sĩ cùng hơn 2.000 Bitcoin, ông tiếp tục xây dựng Telegram - công ty được thành lập với khoảng 15 người năm 2013, và phát triển ứng dụng nhắn tin mã hóa cùng tên.

Mục đích tạo nên Telegram của Durov là để tránh bị chính phủ "dòm ngó" dữ liệu. "Khi sống ở Nga, tôi đã hình thành thói quen không bao giờ nói chuyện điện thoại, vì mọi cuộc trò chuyện của tôi đều bị các cơ quan thực thi pháp luật ghi lại", Durov nói trong một phỏng vấn với Telegraph.

Ban đầu, công ty có trụ sở tại Nga, sau đó chuyển đến Đức. Đến 2015, Telegram tiếp tục chuyển sang các khu vực khác nhau do không xin được giấy phép cư trú cho mọi người trong nhóm phát triển, trước khi đặt tại Dubai.

Khác với các nền tảng nhắn tin khác chủ yếu kiếm tiền từ quảng cáo, Durov phát triển Telegram theo hướng kiếm tiền từ tiền điện tử. Tháng 1/2018, ông ra mắt tiền số có tên Gram và nền tảng TON - một trong những nền tảng rất phổ biến trong giới tiền số, cho phép tốc độ giao dịch nhanh hơn blockchain Bitcoin và Ethereum - cho Telegram và lập tức huy động được 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên, nó sau đó bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ yêu cầu dừng lại vì lách luật tài chính Mỹ.

Durov hiện là tỷ phú với khối tài sản ước tính 15,5 tỷ USD, theo dữ liệu của Forbes. Năm 2022, ông được công nhận là người nước ngoài giàu nhất tại UAE, nhưng vẫn dùng điện thoại chưa tới 5 triệu đồng. Tháng 2/2023, ông tiếp tục được Arabian Business vinh danh anh là doanh nhân quyền lực nhất tại Dubai.

Dù sống sung túc ở Dubai, Durov được cho là không nhận sự chào đón ở nơi khác, nhất là tại châu Âu và cũng tránh xa các quốc gia nơi Telegram bị lực lượng an ninh giám sát. Theo một số nguồn tin nói với TF1 TV, trước khi bị bắt, Durov dường như đã biết Pháp coi ông là "người không được chào đón" nhưng vẫn tới đây.

"Anh ấy đã phạm sai lầm. Chúng tôi không biết tại sao. Liệu có phải chuyến bay này chỉ là điểm dừng chân? Dù thế nào, anh ấy đang bị giữ", nguồn tin nói thêm.

Bảo Lâm

  • CEO Telegram bị bắt tại Pháp
  • Ông chủ Telegram 'có hơn 100 con'
  • Ông chủ Telegram dùng điện thoại chưa tới 5 triệu đồng
  • Telegram đạt gần một tỷ người dùng

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Elon Musk bảo vệ ông chủ Telegram Pavel Durov và chỉ trích Mark Zuckerberg vì đã khuất phục trước "áp lực kiểm duyệt".
1 tuần trước - Vài ngày sau khi được tại ngoại, CEO Telegram Pavel Durov cho biết nền tảng sẽ cải thiện kiểm duyệt nhằm loại bỏ các hoạt động bất hợp pháp.
3 tuần trước - Trong vòng hơn hai năm, đã có năm CEO công nghệ bị bắt giữ liên quan tới nền tảng họ phát triển, mới nhất là ông chủ Telegram.
3 tuần trước - Ứng dụng nhắn tin Telegram đứng trong top đầu bảng xếp hạng ở một số thị trường sau khi nhà sáng lập kiêm CEO Pavel Durov bị Pháp bắt giữ.
3 tuần trước - Telegram phản đối quan điểm cho rằng một nền tảng hoặc chủ sở hữu của nền tảng đó nên chịu trách nhiệm về việc người dùng lạm dụng dịch vụ của mình.
Xem tin bài khác
18 phút trước - Doanh số sụt giảm trong tháng 8 trước khi công bố iPhone 16 khiến Apple bị tụt xuống vị trí thứ ba toàn cầu, sau Xiaomi và Samsung.
1 giờ trước - Những nhóm tin tặc như Polaris, SharpPanda, Spring Dragon bị phát hiện thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng vào hệ thống tại Việt Nam.
2 giờ trước - Intel đưa ra hàng loạt mục tiêu "vượt khó", như cải thiện sản xuất, tiết kiệm chi phí và tập trung vào công nghệ x86 cốt lõi.
2 giờ trước - Hệ thống tên lửa RS-24 Yars ICBM là một phần quan trọng trong khả năng răn đe hạt nhân của Nga.
11 giờ trước - Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ đầu tiên ngoài tiếng Anh được hỗ trợ trên bộ tính năng Apple Intelligence từ 2025.