ttth247.com

PGBank muốn đổi trụ sở chính về Toà nhà Thành Công

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - UPCoM: PGB) vừa công bố thông tin sửa đổi, bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024.

Ngoài những nội dung được công bố trước đó, ngân hàng dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính.

Cụ thể, ngày 23/10/2023, ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 của PGBank đã thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng về địa chỉ Toà nhà HEAC số 14-16 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tuy nhiên, Toà nhà HEAC hiện đang tu sửa, dự kiến mất nhiều thời gian để hoàn thiện và hiện tại không đáp ứng yêu cầu về đặt trụ sở chính của ngân hàng. 

PGBank muốn đổi trụ sở chính về Toà nhà Thành Công- Ảnh 1.

Tờ trình của PGBank về việc chuyển trụ sở chính.

Do vậy, trụ sở chính của PGBank vẫn đang được đặt tại địa chỉ Tầng 16,23,24 Tòa nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Tp.Hà Nội.

Theo đó, PGBank dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua việc chuyển trụ sở chính về Tầng 4,5,6 Toà nhà Thành Công, ô đất P-D17 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội.

Theo ngân hàng, quyết định chuyển trụ sở để đáp ứng nhu cầu cấp bách về không gian làm việc phù hợp với chiến lược đã đề ra.

Theo thông tin giới thiệu trên website của Công ty TNHH Quản lý và Dịch vụ Tài sản Thành Công (PSC), Toà nhà HEAC và Toà nhà Thành Công đều do Tập đoàn Thành (Thành Công Tower) công là chủ đầu tư.

Theo đó, Tòa nhà Thành Công được Tập đoàn Thành Công đầu tư với quy mô 40 triệu USD và đi vào hoạt động từ năm 2020.

Tòa văn phòng có quy mô 16 tầng nổi và 3 hầm đỗ xe, diện tích mặt sàn tiêu chuẩn là 1.763 m2/sàn, diện tích cho thuê là 1.200 m2/sàn.

Theo PGBank trụ sở chính hiện nay của ngân hàng có diện tích sử dụng khoảng 3.600 m2, được đưa vào sử dụng từ năm 2012 khi tổng nhân sự khoảng 200 người.

Đến thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất tại đây đã bắt đầu xuống cấp và trong thời gian tới sẽ không đáp ứng được nhu cầu về chỗ ngồi cho cán bộ nhân viên khi PGBank mở rộng quy mô tăng trưởng kinh doanh.

Vì vậy, việc chuyển địa điểm đặt trụ sở chính là cần thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu về không gian làm việc, phù hợp với chiến lược tăng trưởng quy mô trong thời gian tới.

Trước đó, tại PGBank đã xuất hiện 3 cổ đông chiến lược sau thời điểm Petrolimex thoái toàn bộ 40% vốn tại ngân hàng này.

Theo tìm hiểu của Người Đưa Tin, 2 trong 3 pháp nhân trên có liên quan đến Tập đoàn Thành Công (TC Group).

Tại ĐHĐCĐ hồi tháng 4 vừa qua, khi được hỏi về vai trò của Thành Công Group đối với PGBank, Thành Công sẽ hỗ trợ tái cấu trúc đối với PGBank như thế nào và liệu hệ sinh thái Thành Công Group có là lợi thế của ngân hàng, Ban lãnh đạo PGBank cho biết, Thành Công Group là một trong những đối tác chiến lược của PGBank.

Source: nguoiduatin.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) dự kiến trình ĐHCĐ thông qua phướng án chuyển trụ sở về Thành Công Tower, “đại bản doanh” của Tập đoàn Thành Công (TC Group) tại Cầu Giấy (Hà Nội).
3 tuần trước - Ngay trước thềm ĐHĐCĐ bất thường, PGBank công bố sửa đổi tài liệu với nội dung thay đổi trụ sở chính. Ngân hàng cũng công bố lý lịch 2 thành viên dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT sắp tới.
1 tháng trước - Lãi suất ngân hàng hôm nay 9/8/2024 không ghi nhận nhà băng nào tăng hoặc giảm lãi suất huy động trong ngày cuối tuần. Muốn gửi tiết kiệm kỳ hạn 6-9 tháng, nhà băng nào có lãi cao nhất?
1 tháng trước - Tăng trưởng tín dụng 7 tháng của năm 2024 không mấy thuận lợi nên để đạt được mức tăng 15% cả năm, tương đương bơm 2 triệu tỉ đồng ra nền kinh tế, Chính phủ chỉ đạo, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ được điều tiết từ ngân hàng thấp sang...
1 tháng trước - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa tăng lãi suất gửi tiết kiệm các kỳ hạn ngắn từ 1-5 tháng kể từ hôm nay, mức tăng thêm 0,2%/năm.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.
3 giờ trước - Hoạt động gia tăng quy mô siêu thị thuộc Thế giới Di động (MWG) được đẩy mạnh sau những tín hiệu khởi sắc về doanh thu và cả lợi nhuận.