ttth247.com

Pháp có chính phủ mới sau gần 3 tháng bất ổn chính trị

Hôm 21-9, chính phủ Pháp đã công bố nội các mới với mục tiêu tạo ra sự cân bằng giữa phe cánh hữu và phe trung dung.

Sau gần 3 tháng bất ổn chính trị kể từ quyết định bất ngờ bầu cử sớm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Barnier đã thành lập nội các mới với 39 thành viên đến từ các đảng trung dung và cánh hữu.

Theo Hãng tin Reuters, vị trí bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài chính được trao cho ông Antoine Armand (33 tuổi), một đảng viên đến từ đảng Phục hưng trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron.

Theo giới quan sát, áp lực đè nặng lên vai tân Bộ trưởng Tài chính Pháp khi ông được bổ nhiệm vào vị trí này trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU)đang gây áp lực nhằm giải quyết khoản nợ ngày càng tăng của Pháp.

Ông Jean-Noël Barrot, một chính trị gia trung dung, được bổ nhiệm làm tân bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông Barrot nổi tiếng là người có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế phức tạp, đặc biệt là những vấn đề trong khối EU, theo đài CBS News. 

Ông Sébastien Lecornu - người đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố năng lực quân sự của Pháp, bao gồm hiện đại hóa các hệ thống phòng thủ và quản lý viện trợ quân sự cho Ukraine- vẫn giữ chức bộ trưởng quốc phòng.

Các chuyên gia quân sự nhận xét vai trò lãnh đạo của ông Lecornu trong lĩnh vực quốc phòng sẽ rất quan trọng, khi Pháp điều hướng vai trò của mình trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và giải quyết căng thẳng địa chính trị gia tăng do các cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông.

Trong khi đó các chính trị gia đối lập cánh tả đã tuyên bố họ sẽ thách thức chính phủ của ông thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm.

Hồi đầu tháng 7, liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP) giành được nhiều ghế tại Hạ viện nhất trong cuộc bầu cử quốc hội ở Pháp. Tuy nhiên liên minh này không có được đa số ghế để có thể thoải mái thành lập chính phủ hay theo đuổi những chương trình nghị sự của mình.

Do vậy Pháp rơi vào hoàn cảnh "quốc hội treo", khi không có đảng phái hay liên minh nào nắm đa số ghế. Chính trường Pháp hiện rơi vào hoàn cảnh chia rẽ, với khối cánh tả, cánh hữu và trung dung đều không nắm quyền tự quyết.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bà Paetongtarn có thể tiếp tục các chính sách của người tiền nhiệm, cũng như nhờ bố tư vấn để vực dậy kinh tế Thái Lan, giải quyết sinh kế cho người dân.
1 tháng trước - Tỷ phú Mike Lynch muốn đi du thuyền khắp Địa Trung Hải để ăn mừng phán quyết vô tội tại Mỹ, nhưng hành trình nhanh chóng biến thành thảm kịch.
1 tháng trước - Nhiều quốc gia Đông Nam Á đã phải triển khai biện pháp bảo vệ kinh tế trong nước trước làn sóng hàng Trung Quốc giá rẻ.
1 tháng trước - Từng được gọi là "công chúa" của gia tộc Shinawatra, bà Paetongtarn, con gái ông Thaksin, đã trỗi dậy trên chính trường để trở thành thủ tướng trẻ nhất Thái Lan.
1 tháng trước - Tổng thống Ukraine đăng tải video thông điệp nhân ngày Quốc khánh và tự tin tuyên bố đã mang chiến tranh trở lại nước Nga.
Xem tin bài khác
19 phút trước - Mưa lớn đã trút xuống nhiều khu vực tại Hàn Quốc và Nhật Bản vào cuối tuần, với một số nơi ghi nhận lượng mưa kỷ lục.
40 phút trước - Sáng 22-9, quân đội Israel tuyên bố tấn công các mục tiêu Hezbollah, sau khi tổ chức Hồi giáo này phóng hơn 85 quả rocket vào Israel.
1 giờ trước - Từ ngày 22 đến 24-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 và làm việc tại Mỹ.
2 giờ trước - Hezbollah có thể đã đặt niềm tin vào bên cung ứng hoặc bị nội gián phá hoại quy trình an ninh, để lọt các thiết bị cài thuốc nổ.
2 giờ trước - Nhật Bản, với địa hình dốc và khí hậu khắc nghiệt, đã đối mặt không ít thảm họa thiên tai. Song theo thời gian, quốc gia này cũng đã trở thành một hình mẫu trong việc phát triển các giải pháp nhằm tái thiết và giảm thiểu tác động của...