ttth247.com

Phát hiện u dạ dày từ triệu chứng đắng miệng

TP HCMAnh Hiệp, 33 tuổi, trào ngược dạ dày, đắng miệng, bác sĩ phát hiện khối u nằm sát thực quản, phải phẫu thuật triệt căn ung thư.

Anh Hiệp cảm thấy đắng miệng nhiều ngày, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám. Kết quả chụp cắt lớp vi tính bụng cho thấy khối u kích thước 2,1x3x2,7 cm ở tâm vị (vị trí ở cuối thực quản và đầu dạ dày) chưa xâm lấn mô xung quanh, chưa xuất hiện hạch.

Ngày 27/8, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, cho biết anh Hiệp bị đắng miệng là do axit trào ngược lên dạ dày - thực quản. Tình trạng này còn gây nóng rát vùng cổ, tạo mùi hôi ở khoang miệng. Anh còn bị viêm dạ dày. Hơn nữa, khối u nằm dưới lớp niêm mạc tâm vị, ở mặt sau dạ dày nên không thể sinh thiết xác định bản chất u. U lại nằm ở vị trí khuất nên không thể can thiệp trong lúc nội soi. Tuy nhiên, người bệnh cần được phẫu thuật lấy u càng sớm càng tốt, tránh u phát triển bít lòng thực quản. Trường hợp u ác tính, các tế bào ung thư có thể xâm lấn sang các cơ quan lân cận.

Hình CT cho thấy khối u ở tâm vị (vị trí khoanh tròn đánh giá mật độ mô). Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Hình CT cho thấy khối u ở tâm vị (vị trí khoanh tròn đánh giá mật độ mô). Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Trước khi phẫu thuật, anh Hiệp cần điều trị viêm và trào ngược dạ dày - thực quản bằng thuốc. Theo bác sĩ Thái, trở ngại lớn nhất của ca phẫu thuật là vị trí của khối u nằm sát thực quản, để lấy trọn khối u, phải cắt đoạn dưới thực quản và phần trên dạ dày. Đoạn cuối thực quản nằm trong ngực, nếu di động thực quản không cẩn thận, người bệnh có nguy cơ tổn thương màng phổi, phổi và màng tim. Miệng nối thực quản với dạ dày cần hạn chế tối đa nguy cơ xì rò, vì có thể gây nhiễm trùng trong bụng và lồng ngực. Do đó, quá trình phẫu thuật đòi hỏi êkíp phải thận trọng.

Bác sĩ dùng dao siêu âm phẫu tích di động thực quản, cắt ngang thực quản 2 cm phía trên u và ngang dạ dày dưới khối u 3 cm, sau đó nối thực quản - dạ dày.

Anh Hiệp (trái) đang là thủ tục xuất viện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Anh Hiệp (trái) đang là thủ tục xuất viện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Hậu phẫu, bệnh nhân có thể ăn thức ăn lỏng chuyển dần sang đặc, xuất viện sau 5 ngày, sức khỏe ổn định. Kết quả giải phẫu ghi nhận u có nguy cơ hóa ác thấp nên người bệnh không cần điều trị thêm.

U dưới niêm đường tiêu hóa là những khối u xuất phát từ lớp cơ - niêm, lớp dưới niêm hay lớp cơ của thành ống tiêu hóa. U có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của ống tiêu hóa, thường gặp nhất là ở dạ dày. Thông thường, khối u dưới 2 cm không có triệu chứng và chỉ theo dõi. U dưới niêm có thể gây xuất huyết, tắc nghẽn đường tiêu hóa hay di căn tùy vào kích thước, vị trí và bản chất của khối u.

Bác sĩ Quốc Thái (giữa) đang thực hiện phẫu thuật nội soi cho một bệnh nhân. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Quốc Thái (giữa) thực hiện phẫu thuật nội soi cho một bệnh nhân. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) là bệnh lý không liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống, nên không thể phòng ngừa. Bác sĩ Thái khuyến cáo người bệnh khám sức khỏe định kỳ, khám ngay khi có triệu chứng bất thường để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng biến chứng nguy hiểm.

Quyên Phan

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - 'Nghiên cứu mới vừa phát hiện tỏi có sức mạnh tiềm năng trong điều trị xơ vữa động mạch, từ đó giúp ngăn ngừa đột quỵ'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tuần trước - TP HCM- Chị Thảo, 35 tuổi, nuốt nghẹn, khó ăn uống, sụt 10 kg trong 6 tháng, bác sĩ khám phát hiện đoạn thực quản dưới hẹp còn khoảng 1-1,5 mm.
2 ngày trước - Hà Nội- Người đàn ông 26 tuổi phát hiện mắc ung thư Sarcoma hiếm gặp, tỷ lệ tử vong cao, sau dấu hiệu chảy máu chân răng kéo dài.
2 tuần trước - Vitamin A trong điều trị bệnh sởi giúp dự phòng biến chứng khô mắt gây viêm loét giác mạc. Các bệnh viện cần bổ sung vitamin A cho bệnh nhân sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
1 tháng trước - Nuốt nghẹn, nuốt khó, sụt cân, đau tức vùng ngực sau xương ức khi nuốt, khàn tiếng... là các dấu hiệu có thể xảy ra ở người bệnh ung thư thực quản.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
5 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
5 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
5 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
5 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.