ttth247.com

Phụ huynh lỉnh kỉnh đồ đạc, vượt 500km đưa con đi nhập học 15 phút rồi về

Phụ huynh lỉnh kỉnh đồ đạc, vượt 500km đưa con đi nhập học 15 phút rồi về- Ảnh 1.

Chị Mai Xuân (trái), quê Phú Yên, vượt hàng trăm km đưa con gái Mai Xuân đi nhập học sáng qua, 21.8

MỸ DUYÊN

"Ngán lắm, mà cũng ráng"

Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) hôm 21.8 đón nhiều sinh viên từ "tứ xứ" đến làm thủ tục nhập học. Theo ghi nhận thực tế, ngoài mang các giấy tờ, hồ sơ cần thiết theo yêu cầu từ nhà trường, một số phụ huynh, tân sinh viên mang theo cả vali, túi xách để đựng đồ đạc cá nhân do hành trình di chuyển từ nhà đến trường quá xa, cách hàng trăm cây số.

Từ 5 giờ chiều hôm trước đó, chị Phượng, phụ huynh tân sinh viên Tuyết Trinh, nói đã chuẩn bị đồ đạc để đi từ Cà Mau lên TP.HCM. Hai mẹ con "cập bến" lúc nửa đêm, chọn ngủ nhờ nhà người thân để sáng mai lên trường. "Con đi học xa nhà tôi rất buồn, rất lo nhưng cũng vui vì có thể đưa nó lên thành phố học thành tài. Mà đâu phải tôi mình ên, nhiều phụ huynh khác cũng đưa con từ tỉnh lên học", chị Phượng bộc bạch.

Theo nữ phụ huynh, nỗi lo về kinh phí cho con học 4 năm ĐH là có, nhưng chị trăn trở nhất ở việc con xa nhà nên chị không thể chăm sóc cho con được, trong khi "thành phố nhiều thứ phức tạp hơn dưới quê". "Làm thủ tục xong hai mẹ con lại bắt xe về Cà Mau, khi nào trường có thông báo lên học thì đưa con lên lại. Đi xa 7-8 tiếng cũng ngán, cực lắm mà cũng ráng chứ biết làm sao", chị Phượng trải lòng.

Phụ huynh lỉnh kỉnh đồ đạc, vượt 500km đưa con đi nhập học 15 phút rồi về- Ảnh 2.

Gia đình tân sinh viên Thùy Uyên "tay xách nách mang" từ Sóc Trăng lên TP.HCM đưa con gái đi nhập học

MỸ DUYÊN

Đưa con từ Sóc Trăng lên TP.HCM nhập học, chị Diễm Thùy, phụ huynh tân sinh viên Thùy Uyên cho biết từ 4 rưỡi sáng đã đi xe lên trường. "Tới trường thấy không khí náo nhiệt, tôi đưa con đi học thấy cũng vui. Nhưng nói thật tiền học, tiền trọ, tiền sinh hoạt... hơi nặng nên tôi cũng lo, chưa kể tính của con hơi khờ và chậm nên không biết nó có ở một mình được không", chị Thùy giãi bày.

Chị Mai Xuân, quê Phú Yên, thì vượt hơn 500km để đưa con gái Mai Sương đến trường ĐH "tìm con chữ". Hai mẹ con xuất phát từ tối hôm trước, mất khoảng 15 phút làm thủ tục nhập học và dự kiến sáng nay sẽ về lại quê, chuẩn bị cho ngày 11.9 quay lại trường tham dự buổi sinh hoạt công dân. "Thấy con đậu ĐH cả nhà tôi vui và hạnh phúc lắm", chị Xuân hồ hởi.

Phụ huynh lỉnh kỉnh đồ đạc, vượt 500km đưa con đi nhập học 15 phút rồi về- Ảnh 3.

Phụ huynh chờ con làm thủ tục nhập học

MỸ DUYÊN

Phụ huynh lỉnh kỉnh đồ đạc, vượt 500km đưa con đi nhập học 15 phút rồi về- Ảnh 4.

Phụ huynh cùng con tìm hiểu về thủ tục nhập học

MỸ DUYÊN

Gia Hân, tân sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, cho biết thêm quá trình nộp hồ sơ bao gồm điền thông tin, trao đổi và nghe tư vấn, sau đó chụp ảnh thẻ và nhận tặng phẩm từ trường là có thể về, mọi thứ diễn ra trong khoảng 15 phút. Tuy mới từ Khánh Hòa vào TP.HCM sáng qua, Gia Hân cũng sẽ về quê trong sáng nay và chuẩn bị trước hành lý để bắt đầu nhập học vào giữa tháng 9.

Lời khuyên từ chuyên gia

Chia sẻ trong chương trình tư vấn trực tuyến do Báo Thanh Niên tổ chức chiều 20.8 với chủ đề "Còn cơ hội xét tuyển đợt bổ sung?", thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, nhận xét tâm lý chung của phụ huynh ở tỉnh khi đưa con lên nhập học tại trường là đều có quan điểm là mang quần áo, vali, nồi niêu, bếp điện..., "thậm chí mang lên rất nhiều".

"Chúng ta không cần thiết phải làm như vậy vì sau khi nhập học xong thì trường cần có khoảng thời gian sắp xếp lịch học cũng như lịch sinh hoạt công dân cho các em. Trong thời gian đó, chúng ta hoàn toàn có thời gian để chuẩn bị các vật dụng này", thạc sĩ Trị lưu ý.

Phụ huynh lỉnh kỉnh đồ đạc, vượt 500km đưa con đi nhập học 15 phút rồi về- Ảnh 5.

Phụ huynh nghe tư vấn cùng tân sinh viên

MỸ DUYÊN

Phụ huynh lỉnh kỉnh đồ đạc, vượt 500km đưa con đi nhập học 15 phút rồi về- Ảnh 6.

Sinh viên "đàn anh" của trường tư vấn cho tân sinh viên

MỸ DUYÊN

Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, thì khuyên những tân sinh viên không nhập học tại quê nhà nên tranh thủ lên sớm để ổn định chỗ ở, nhất là ở một thành phố rộng lớn như TP.HCM. "Khi đến trường ĐH thì đầu tiên các bạn phải xem là nhà sách ở đâu, trạm xe buýt ở đâu và đường đi đến các cơ sở của trường (nếu có). Đừng bị động trước khi bắt đầu năm học mới", thầy Hải nhắn nhủ.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Sáng 5.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ khai giảng cùng các thầy cô giáo, học sinh tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu - ngôi trường dạy hòa nhập học sinh không khuyết tật với học sinh khiếm thị duy nhất tại Hà Nội.
1 tháng trước - Truyền thông Úc loan tin các cơ sở giáo dục ĐH ở nước này sẽ không được tuyển du học sinh vượt quá 40% tổng số sinh viên tại trường từ năm 2025, song đại diện chính phủ Úc đã bác bỏ và cho biết chưa chốt con số cụ thể.
1 tháng trước - Ước tính cho thấy nhóm trẻ 6 - 18 tháng tuổi ở TP.HCM đến nhà trẻ khoảng gần 30%. Bên cạnh lựa chọn gửi trẻ vào nhà trẻ, các phụ huynh tại TP.HCM có thêm nhiều giải pháp như bố trí một người ở nhà chăm con, thuê người về nhà chăm sóc.
1 tháng trước - ARGENTINA- Những thí sinh Argentina tham gia kỳ thi IELTS học thuật (IELTS Academic) đạt điểm trung bình là 7.0. Không giống như xu hướng toàn cầu, người dân Argentina độ tuổi từ 35-54 có trình độ thông thạo tiếng Anh hơn sinh viên trẻ.
1 tháng trước - Sau khi chốt thứ tự nguyện vọng trên cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào ngày 30-7, thí sinh có thể tiếp tục đăng ký xét tuyển học bạ đợt 4 tại HUFLIT đến hết ngày 10-8.
Xem tin bài khác
22 phút trước - Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế cho hơn 940.000 học sinh nghỉ ngày 19/9 để tránh bão, các trường ở Đà Nẵng đã nghỉ từ chiều nay.
1 giờ trước - Bám sát sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường ĐH đã công bố định hướng tuyển sinh cho năm sau. Đáng chú ý trong đó là điều chỉnh về tổ hợp môn xét tuyển.
1 giờ trước - Đọc và xem những bài viết trên Báo Thanh Niên về thiệt hại nặng nề của ngành giáo dục sau bão lũ, tôi và nhiều độc giả nghe tim mình quặn thắt. Hậu quả của trận lũ lịch sử đối với nhà trường, học sinh và thầy cô giáo rất nặng nề, cần...
2 giờ trước - Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 'quy mô, tính chất rất mới' và 'rất hệ trọng'.
2 giờ trước - Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học vào hôm nay, 19.9.