ttth247.com

Phú Yên đề xuất kết nối cảng Bãi Gốc với đường sắt Bắc - Nam

Trước đó, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát đã có văn bản gửi UBND tỉnh Phú Yên xin chủ trương để tập đoàn này nghiên cứu khảo sát dự án đầu tư tuyến đường sắt rẽ từ đường sắt Bắc - Nam ra cảng Bãi Gốc.

Phú Yên đề xuất kết nối cảng Bãi Gốc với đường sắt Bắc - Nam- Ảnh 1.

Khu vực dự kiến xây dựng cảng Bãi Gốc

ẢNH: ĐỨC HUY

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường sắt kết nối từ cảng Bãi Gốc đến tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu với chiều dài 11.922 m, lộ giới 30 m, kinh phí đầu tư khoảng 89 tỉ đồng.

Trong quy hoạch, sẽ xây dựng mới ga hàng hóa cho nhánh rẽ đường sắt vào cảng Bãi Gốc, hỗ trợ thêm kết nối, phát huy thế mạnh cho cảng Bãi Gốc trong tương lai. Việc đầu tư này sẽ được thực hiện tùy thuộc theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tập đoàn Hòa Phát cho hay, tuyến đường sắt rẽ từ đường sắt Bắc - Nam ra cảng Bãi Gốc là dự án kết nối giao thông có ý nghĩa rất quan trọng vì sẽ kết nối Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Phú Yên và cảng Bãi Gốc với tuyến đường sắt quốc gia, giải quyết việc vận chuyển một phần nguyên liệu sản xuất có sẵn trong nước như than, quặng, đá vôi, đá dolomit; vận chuyển thành phẩm phân phối nội địa và vận chuyển các loại hàng hóa tổng hợp khác.

UBND tỉnh Phú Yên nhận định, với khối lượng vận tải dự báo rất lớn, trong đó khu vực cảng Bãi Gốc với chức năng là bến tổng hợp, bến chuyên dùng đang thu hút đầu tư đến năm 2030 đạt công suất 30 triệu tấn/năm, sau năm 2050 đạt công suất 60 triệu tấn/năm, được xem là hạt nhân của Khu kinh tế Nam Phú Yên, sẽ giúp liên kết, hỗ trợ và chia sẻ với cảng quốc tế Vân Phong để vận tải khối lượng hàng hóa lớn phục vụ cho xuất, nhập khẩu.

Hiện các doanh nghiệp lớn đề xuất đầu tư tuyến đường sắt từ cảng Bãi Gốc vào tuyến đường sắt Bắc - Nam với chiều dài khoảng 12 km để vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, nhằm giảm chi phí logistics. Vì vậy, việc đầu tư kết nối tuyến đường sắt từ cảng Bãi Gốc vào tuyến đường sắt Bắc - Nam là rất cần thiết. Việc đầu tư tuyến đường sắt này sẽ do nhà đầu tư tự thực hiện.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
5 ngày trước - Một nhà máy của Tập đoàn thép số 1 Việt Nam tại Phú Yên sẽ có sản phẩm là ray đường sắt tốc độ cao với chiều dài từ 50-100 m.
1 tuần trước - Là nhân vật thứ 5 trong chuỗi Talk show The Investors, ông Lã Giang Trung đã có những chia sẻ về quan điểm đầu tư, cũng như những phương pháp đặc biệt giữ sự an nhàn trên thị trường chứng khoán.
1 tháng trước - Phương châm “Học Bác từng ngày, từng việc, từng thói quen” đã thấm nhuần vào mỗi việc làm, thói quen của từng cán bộ, đảng viên Công ty Yến sào Khánh Hòa trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển thương hiệu.
1 tháng trước - Nhận định cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính với các tỷ phú, doanh nghiệp lớn, nhiều chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp Việt đã lớn mạnh và cái họ cần lớn nhất là những đơn đặt hàng từ Nhà nước, giao dự án cho họ, hãy...
2 tuần trước - Gọi là vợ cho vui, chứ người đàn bà đã cho Thương Tín hạnh phúc được làm cha ở buổi hoàng hôn cuộc đời không có nổi mảnh giấy hôn thú, cũng không hề có một đám cưới với tài tử lừng lẫy một thời. Có người bảo vợ nhặt trong truyện ngắn của...
Xem tin bài khác
15 phút trước - Phó Tổng thống Kamala Harris tìm kiếm sự ủng hộ từ những cử tri còn do dự ở bang Pennsylvania trong khi ông Donald Trump đẩy mạnh chiến dịch ở Georgia.
1 giờ trước - Chuỗi nhà hàng Pho Holdings do người Anh sáng lập đã nộp đơn xin hủy bản quyền với từ “pho” (phở) sau hàng loạt chỉ trích.
1 giờ trước - Một số vùng trồng cà phê tại Tây Nguyên đã xuất hiện tình trạng kẻ gian hái trộm cà phê chín sớm khi vụ thu hoạch đang cận kề và giá cao hơn nhiều năm.
1 giờ trước - Để người Việt Nam hiểu và tin dùng hàng Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương cho rằng, tỉnh Kon Tum và Gia Lai phải tăng cường quảng bá, giới thiệu hàng Việt trên các nền tảng thương mại số.
1 giờ trước - Xi lanh thuỷ lực “mạnh nhất” thế giới dùng để đóng cọc trên biển đã được ra mắt tại Thường Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Sản phẩm mới này đánh dấu một bước tiến vượt bậc đối với công nghệ Trung Quốc.