ttth247.com

Quảng Nam gỡ vướng cho doanh nghiệp với tinh thần 'các bên không làm khó nhau'

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã yêu cầu như vậy tại buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Quảng Nam, diễn ra vào chiều 12/8, để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của DN.

Tại buổi làm việc, ông Trần Quốc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Quảng Nam - cho biết, thời gian qua, các DN trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, công tác giải phóng mặt bằng là khâu vướng mắc nhất…

Để gỡ khó cho các DN, ông Bảo đề nghị thành lập tổ công tác giải tỏa đền bù cấp huyện và tổ công tác tháo gỡ cấp tỉnh có giám sát hàng tuần, hàng tháng báo cáo UBND tỉnh đối với từng dự án cụ thể.

Đồng thời, ông Bảo cũng kiến nghị đối với những dự án có tiền tạm ứng bồi thường lớn hơn tiền ký quỹ nhưng bị chậm tiến độ do lỗi của địa phương chậm bàn giao mặt bằng và không phải lỗi do nhà đầu tư thì tiếp tục được tạm hoãn ký quỹ và được gia hạn tiến độ.

Với nhóm dự án buộc phải điều chỉnh chấp thuận đầu tư do yêu cầu của tỉnh điều chỉnh để tạo quỹ đất tái định cư, điều chỉnh tiến độ do địa phương chậm bàn giao mặt bằng mà không phải lỗi của nhà đầu tư thì được phép điều chỉnh chấp thuận đầu tư trước và thực hiện ký quỹ trước khi có quyết định giao đất.

W-Anh 2.JPG.jpg
  Ông Trần Quốc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Hà Nam

Theo ông Bảo, trước đây, để tháo gỡ khó khăn trong việc giao đất một lần toàn bộ dự án theo chủ trương đầu tư và định hướng phân kỳ dự án theo tiến độ giải phóng mặt bằng, Sở KH-ĐT hướng dẫn các nhà đầu tư phân kỳ các dự án bất động sản thành các giai đoạn phù hợp với tiến độ giao đất.

Tuy nhiên, đến nay, hầu như rất ít dự án có thể thực hiện được việc này. Bởi, các dự án phải phân kỳ theo quy hoạch 1/500 đã được duyệt, không phân kỳ theo tiến độ giải phóng mặt bằng và giao đất, trong khi đây mới là nguyên nhân chính dẫn đến việc giao đất nhiều lần tại các dự án.

“Do đó, UBND tỉnh xem xét sớm xử lý có lộ trình từng dự án. Đồng thời, cần thống nhất giữa các sở, ban, ngành liên quan, trình UBND tỉnh ban hành thành quy chế giải quyết tách thửa, chuyển nhượng, đăng ký biến động, cấp sổ con từ sổ block cho doanh nghiệp đủ điều kiện” - ông Bảo đề xuất.

Phải phân kỳ dự án từ giai đoạn đầu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng cho rằng, việc phân kỳ dự án là rất bình thường, tuy nhiên phải làm ngay từ giai đoạn đầu của dự án.

Đến nay, các dự án đã triển khai và đang làm dở dang thì không thể phân kỳ đầu tư. Việc này cũng không thể điều chỉnh chủ trương đầu tư, vì không có đủ cơ sở pháp lý.

Đối với kiến nghị của các DN về việc cấp sổ đỏ lẻ theo block, chiếu theo quy định của pháp luật hiện hành, ông Hưng cho rằng chưa DN nào được cấp sổ lẻ.

Theo ông Hưng, nếu các DN đã đóng tiền nhưng vẫn ở tài khoản tạm giữ thì vẫn chưa nộp vào ngân sách để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Đối với giá đất hiện nay, nếu được xác lập mới thì cần phải chờ thêm thời gian.

W-Anh 3.JPG.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng. Ảnh: Hà Nam

“Luật đất đai cũ hay luật đất đai mới đều yêu cầu hoàn thiện hạ tầng theo đúng quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt. Tỉnh đã tính phương án, với nhóm 1 là các DN đã hoàn thiện nghĩa vụ tài chính, hoàn thiện hạ tầng thì hướng xử lý là tỉnh sẽ chấp nhận tiền DN nộp vào tài khoản tạm giữ là tài sản đảm bảo, DN cam kết thực hiện đầy đủ, sẽ trả thì Nhà nước sẽ làm việc cấp sổ. UBND tỉnh sẽ báo cáo Ban Thường vụ tỉnh ủy về vấn đề này”, ông Hưng nói.

Nhóm thứ 2 là các DN đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng vướng chưa hoàn thành cơ sở hạ tầng 1/500 được duyệt thì DN sẽ không được tách thửa, cấp sổ. Nhóm này nếu DN đã hoàn thiện 80% cơ sở hạ tầng thì UBND tỉnh sẽ báo cáo Ban Thường vụ tỉnh ủy, trình phương án cấp sổ.

Lê Văn Dũng 1.JPG
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng. Ảnh: Hà Nam

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng khuyến nghị các DN, các ngành cần tập trung nghiên cứu và thực hiện đúng theo quy định, đặc biệt là Luật Đất đai mới.

Ông Dũng yêu cầu các bên cần thực hiện theo cách nhanh nhất, trách nhiệm nhất, hiệu quả nhất, đúng pháp luật và không làm khó lẫn nhau. Đồng thời, cắt giảm những thủ tục hành chính không cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo đúng quy định.

Source: vietnamnet.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định sẽ tạo thuận lợi cho nhà đầu tư đến Việt Nam xây dựng hạ tầng cảng biển, sân bay với yêu cầu đã nói là làm, đã làm phải có kết quả.
2 tuần trước - Quảng Ninh của hiện tại nếu vẫn chọn cách phát triển gắn chặt với ngành công nghiệp khai khoáng thì chắc vẫn ổn. Nhưng sẽ ổn mãi được không? Rồi một cuộc "cách mạng xanh" đã được tạo ra, những kỳ tích đã được lập lên một cách đáng khâm...
1 tháng trước - Hàng chục dự án với tổng mức tư hàng chục nghìn tỷ đồng là con số ấn tượng giúp tỉnh Thanh Hóa bứt phá phát triển.
3 tuần trước - Thủ tướng đánh giá dự án đường dây 500kV mạch 3 có ý nghĩa chiến lược góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện cục bộ tại miền Bắc.
1 tháng trước - Hiện cả nước đang thi công 1.700 km cao tốc, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết đường găng tiến độ các dự án để hoàn thành thêm khoảng 1.200 km cao tốc, bảo đảm thực hiện mục tiêu có ít nhất 3.000 km...
Xem tin bài khác
16 phút trước - Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang ngày càng sôi động, việc tìm kiếm một căn nhà phố cao cấp với mức tài chính hợp lý trở thành một thách thức không nhỏ đối với nhiều gia đình trẻ.
45 phút trước - Giá vàng hôm nay trên thế giới tăng hơn 1% sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chính thức bắt đầu chu kỳ nới lỏng bằng cách cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản (bps), tương đương 0,5%.
46 phút trước - Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.
46 phút trước - Tỉnh Bình Dương sẽ động thổ dự án trọng điểm KCN Cây Trường, và vòng xoay A1 trong sự kiện công bố quy hoạch tỉnh.
46 phút trước - Cơn bão số 3 và đợt lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế ở 26 tỉnh, thành miền Bắc (những địa phương này đóng góp 41% GDP cả nước). Trước nguy cơ kinh tế có thể gặp khó, các chuyên gia khẳng định ngay lúc này, cần...