ttth247.com

Quảng Nam ứng phó thiên tai, lấy sạt lở Trà Leng làm 'bài học xương máu'

Sáng 11.9, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết trước diễn biếnbão lũ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản ở các tỉnh, thành phía bắc, UBND tỉnh vừa quyết định phê duyệt phương án ứng phó với thiên tai theo các cấp độ rủi ro trên địa bàn tỉnh.

Phương án nhằm huy động các nguồn lực để chủ động ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trong phạm vi quản lý; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu dothiên tai có thể gây ra.

Quảng Nam ứng phó thiên tai, lấy sạt lở Trà Leng làm 'bài học xương máu'- Ảnh 1.

Hiện trường vụ sạt lở núi ở xã Trà Leng xảy ra vào cuối năm 2020 khiến hàng chục người chết và mất tích

ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Phương châm ứng phó: nhanh, kịp thời, hiệu quả; có sự chỉ đạo, chỉ huy, triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền địa phương, đơn vị và người dân nhằm đảm bảo được các mục tiêu đã đặt ra.

Đáng chú ý, trong phương án, công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được giao cụ thể cho các cơ quan, đơn vị theo các cấp độ rủi ro để ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, ngập lụt...

Hậu quả thảm khốc sau bão Yagi: 200 người chết và mất tích

Về tổ chức thực hiện, UBND, ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) cấp huyện được giao chỉ đạo rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro.

Trong đó, đối với nội dung phương án sơ tán dân, chỉ đạo thực hiện rà soát danh sách hộ gia đình có nhà kiên cố, cập nhật phương án sơ tán dân theo phương châm "4 tại chỗ"; tăng cường tối đa công tác di dời, sơ tán tại chỗ, xen ghép; hạn chế sơ tán tập trung.

Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện phương án theo dõi, đôn đốc các địa phương, đơn vị rà soát, hoàn chỉnh phương ándi dời, sơ tán dân cho phù hợp.

Ngoài ra, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chỉ đạo ban chỉ huy quân sự huyện, thị xã, thành phố chủ động tham mưu rà soát kế hoạch ứng phó cụ thể với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn; đặc biệt là phương án sơ tán nhân dân ra khỏi vùng có nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt và ảnh hưởng của bão; hướng dẫn, xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã để thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ"...

Hướng về miền Bắc: Lời kêu gọi chung tay ủng hộ đồng bào sau bão số 3

Lấy vụ sạt lở Trà Leng làm "bài học xương máu"

Miền Trung là vùng đất hằng năm thường gánh những cơn bão lớn, trong đó tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phương từng xảy nhiều trận sạt lở núi kinh hoàng khi bão vào, khiến nhiều người chết, mất tích như các vụ Trà Leng, Phước Sơn, trong cơn bão số 9 vào năm 2020.

Vì vậy, đúc kết kinh nghiệm, trước khi bão vào, việc đầu tiên của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng là phải rà soát, kiểm tra những nơi hiểm yếu, có nguy cơ cao về sạt lở núi, lũ quét, những ngôi nhà, bản làng ở dưới những đồi núi, khe suối, hoặc những khu đồi trọc ít cây rừng. Đây có thể là nơi nguy cơ dễ bị sạt lở núi khi bão vào, mưa lớn kéo dài…

Ông Trần Văn Mẫn, Phó chủ tịch UBND H.Nam Trà My (Quảng Nam), cho hay để chủ động phòng ngừa với mưa bão xảy ra trên địa bàn, trước mùa mưa bão hằng năm, huyện đã yêu cầu các địa phương, đơn vị sẵn sàng triển khai ứng phó với tình hình thời tiết phức tạp, nguy hiểm có thể xảy ra, nhất là công tác sơ tán người dân tại các khu dân cư có nguy cơ sạt lở đất.

Chính quyền huyện bố trí lực lượng trực đảm bảo 24/24, sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống thiên tai…

Ông Mẫn cho rằng, đối với huyện miền núi như Nam Trà My thì câu chuyện phòng chống sạt lở khi mùamưa lũđến đã được chuẩn bị ngay từ đầu.

Vấn đề sắp xếp dân cư tại những vùng có nguy cơ sạt lở huyện cũng đã bố trí xong, đảm bảo an toàn từ rất sớm. Câu chuyện phòng chống sạt lở đã được huyện chủ động lên phương án, kế hoạch cụ thể, đầy đủ.

"Chúng tôi lấy vụ sạt lở núi nghiêm trọng ở xã Trà Leng (Nam Trà My) từ năm 2020 làm 'bài học xương máu' trong công tác phòng chống thiên tai", ông Mẫn thông tin thêm.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 ngày trước - Mưa lớn kéo dài liên tục từ tối 17.9 đến cả ngày 18.9 khiến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế bị ngập úng diện rộng. Bên cạnh đó, các địa phương đều chủ động lên phương án để ứng phó với bão số 4.
2 tuần trước - Tại buổi họp ứng phó với bão số 3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 10 năm qua, với cấp độ thiên tai như hiện tại, 'cần phải hành động không hối tiếc'.
6 ngày trước - Chuyên gia cảnh báo không phải cứ có mưa to mới gây sạt lở, lũ quét bùn đá. Người dân ở vùng núi, trung du cần cảnh giác với tình trạng mưa kéo dài.
5 ngày trước - Tin tức đáng chú ý: Hệ thống đê điều ghi nhận trên 300 sự cố trong đợt lũ lụt lớn phía Bắc vừa qua; Hiện nước trên các sông vẫn xuống nhưng chậm, vẫn ngập tại một số vùng; Kỷ niệm 55 năm thành lập Bệnh viện Nội tiết trung ương...
2 tuần trước - Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng, gây sóng lớn trên biển, dự báo sẽ gây mưa lớn trên đất liền. Một loạt tỉnh, thành đối mặt nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
Xem tin bài khác
49 phút trước - Trong tháng 9.2024, UBND Q.12 phải báo cáo lãnh đạo TP.HCM kết quả kiểm điểm, xử lý trách nhiệm trong quản lý nhà nước để xảy ra bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng.
49 phút trước - Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ duy trì thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, ứng phó kịp thời với diễn biến thời tiết nguy hiểm và mưa lớn.
1 giờ trước - Bà Rịa - Vũng Tàu- Tàu chở 14 người đang đánh bắt ở vùng biển Côn Đảo bị tàu hàng tông chìm, một người bị thương, hai thuyền viên mất tích.
1 giờ trước - Để giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, Nga đã gửi cho Việt Nam 35 tấn hàng viện trợ nhân đạo.
2 giờ trước - Khi cách vùng biển Côn Đảo khoảng 20 hải lý về hướng Đông Nam, một tàu cá bị tàu hàng nước ngoài đâm chìm. Trên tàu cá khi đó có 14 ngư dân.