ttth247.com

Quốc gia quan trọng trong BRICS đưa ra tuyên bố bất ngờ giữa nỗ lực phi đô la hoá của khối: 'Không từ bỏ đồng USD như một số nước khác'

Quốc gia quan trọng trong BRICS đưa ra tuyên bố bất ngờ giữa nỗ lực phi đô la hoá của khối: 'Không từ bỏ đồng USD như một số nước khác'- Ảnh 1.

Ấn Độ, một thành viên chủ chối của BRICS, vẫn đang tích cực thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ trong hoạt động thương mại quốc tế với các đối tác, bao gồm cả Nga. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar mới đây cho biết, việc né tránh đồng USD không nằm trong chính sách kinh tế của nước này.

Ông Jaishankar chỉ rõ, các chính sách của Mỹ thường gây ra khó khăn trong hoạt động thương mại với một số quốc gia và Ấn Độ đang tìm kiếm “giải pháp thay thế”, chứ không phải từ bỏ việc sử dụng đồng USD như một số quốc gia khác.

Quốc gia quan trọng trong BRICS đưa ra tuyên bố bất ngờ giữa nỗ lực phi đô la hoá của khối: 'Không từ bỏ đồng USD như một số nước khác'- Ảnh 2.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, S. Jaishankar.

Vị Bộ trưởng nói thêm rằng, Ấn Độ chưa bao giờ chủ động nhắm mục tiêu vào đồng USD. Vì quốc gia này giao thương với một số quốc gia nắm giữ ít USD, nên họ phải quyết định xem có nên từ bỏ các giao dịch hay tìm ra giải pháp thay thế khả thi.

Phát biểu của ông Jaishankar được đưa ra vào thời điểm một số đối tác thương mại thân thiết với Ấn Độ, chẳng hạn như Bangladesh, Sri Lanka và Nepal, đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt USD trầm trọng. Điều này đã hạn chế khả năng nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu của các nước này. Cả Bangladesh và Sri Lanka đều đang gặp bất ổn khi giá trị đồng USD tăng mạnh.

Hơn nữa, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran đã gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu trà và gạo của Ấn Độ - các bên chiếm thị phần lớn tại Iran. Hoạt động nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Nga cũng đã gây ra phản ứng gay gắt từ phương Tây, dù các nước này cũng là một trong những bên nhập khẩu dầu thô tái chế lớn nhất từ Ấn Độ.

Trong khi đó, ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng trước cho biết, nếu đắc cử, ông sẽ áp dụng thuế quan 100% với hàng nhập khẩu từ các nước né tránh đồng USD. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã đưa ra cơ chế thanh toán bằng đồng rupee đối với các hoạt động thương mại vào năm 2022.

Ông Jaishankar nói thêm: “Chúng tôi đã nhắc đến xu hướng đa cực. Rõ ràng rằng, tất cả những yếu tố trong đó cũng sẽ được phản ánh trên thị trường tiền tệ và các giao dịch kinh tế.”

Động thái mới của Ấn Độ diễn ra khi Nga và Trung Quốc đang tích cực giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại song phương, khi Mỹ loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Năm ngoái, Nga cho biết 95% khối lượng thương mại giữa nước này và Trung Quốc được thực hiện bằng đồng rúp và Nhân dân tệ. Đáng chú ý, thương mại song phương giữa 2 nước trong năm tài khoá gần nhất đã vượt 200 tỷ USD.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố dữ liệu về cơ cấu dự trữ ngoại hối (COFER) cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương và chính phủ đã sụt giảm. Tuy nhiên, vai trò của đồng USD giảm sút trong 2 thập kỷ qua lại không thúc đẩy tỷ trọng của 3 đồng tiền tệ lớn khác bao gồm euro, yên, bảng Anh.

IMF cho biết: “Nhóm tiền tệ dự trữ phi truyền thống, bao gồm AUD, CAD, Nhân dân tệ, won Hàn Quốc, SGD và các đồng tiền tệ của Bắc Âu lại được ưa chuộng nhiều hơn.”

Hồi tháng 7, IMF chỉ ra một đồng tiền dự trữ phi truyền thống đang giành được thị phần là đồng Nhân dân tệ Trung Quốc. Tổ chức này cho hay: “Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy các chính sách trên nhiều lĩnh vực để thúc đẩy việc quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ, bao gồm phát triển hệ thống thanh toán xuyên biên giới, mở rộng các hạn mức hoán đổi tiền tệ và thử nghiệm đồng tiền số của ngân hàng trung ương.”

Tham khảo India Express

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
9 giờ trước - Hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã có cuộc gặp ngắn nhân dịp tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tổ chức tại Nga.
4 giờ trước - BRICS mới đây đã ra tuyên bố chung, nội dung nêu rõ tầm nhìn của nhóm đối với quản trị toàn cầu, phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế.
16 giờ trước - Quan điểm của NATOQuan hệ hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) không mâu thuẫn với tư cách thành viên của nước này trong...
1 tháng trước - Mới đây, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ khiến một số quốc gia “quay lưng” với đồng USD “phải trả giá đắt”. Đây là một tuyên bố tiếp tục củng cố cam kết của ông về chính sách thuế quan.
3 ngày trước - Trước đó, Ngoại trưởng Belarus Maxim Ryzhenkov bất ngờ tiết lộ BRICS "sẽ kết nạp thêm khoảng 10 thành viên mới tại Hội nghị thượng đỉnh ở Kazan (Nga)".
Xem tin bài khác
29 phút trước - Hàng năm, Kazakhstan vẫn phải đề nghị Mỹ gia hạn miễn áp dụng điều luật bổ sung Jackson-Vanik đối với nước này nhằm duy trì các lợi ích thương mại.
29 phút trước - Những người phát hiện kho báu đã được nhận hàng triệu USD sau khi trao lại báu vật cho bảo tàng.
38 phút trước - Tổng doanh thu từ hoạt động môi giới tại các CTCK trong quý 3/2024 giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn 23% so với quý liền trước.
1 giờ trước - Ngày 24/10/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết nhận được thông tin lan truyền liên quan đến chủ trương chuyển trụ sở; cấp tín dụng cho khách hàng…
1 giờ trước - Đề cập về thông tin gia nhập BRICS, nhà ngoại giao hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ không có sự quan tâm đến BRICS nếu Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia thành viên EU.