ttth247.com

Quy định mới về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo

Theo quy định mới, công chức đang các vị trí lãnh đạo, quản lý dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất số 7/VBHN-BNV, hợp nhất Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Theo đó, công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Quy định mới về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo- Ảnh 1.

Bảo đảm tuổi nghỉ hưu không vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ. Ảnh minh hoạ/TTXVN

Các chức vụ, chức danh do cán bộ, công chức nữ giữ có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không vượt quá 60 tuổi gồm:

Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản;

Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ;

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước;

Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;

Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương;

Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật;

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;

Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;

Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.

Công văn cũng nêu rõ các nguyên tắc thực hiện nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn, theo đó phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định; cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định này nhưng phải bảo đảm tuổi nghỉ hưu không vượt quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Cán bộ, công chức khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.

Nghị định này không áp dụng đối với các đối tượng sau:

Cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên;

Cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh nêu trên là Ủy viên Trung ương Đảng;

Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với các trường hợp này thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.

Luật Lao động quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình tăng dần: Kể từ năm 2021 là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam, đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.

Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam, 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Hiện nay, năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là 61 tuổi đối với nam và 56 tuổi 4 tháng đối với nữ.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
2 ngày trước - Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì...
3 tuần trước - Theo Điều 169 và Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP, những người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sinh vào các tháng sau đây sẽ được xem xét nghỉ hưu trong năm 2025.
1 tháng trước - Thông qua việc giảm điều kiện về số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 sẽ tạo điều kiện cho nhiều lao động được hưởng lương hưu hằng tháng.
3 tuần trước - Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định
3 tuần trước - Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.
Xem tin bài khác
1 phút trước - Thứ trưởng Bộ An ninh Năng lượng Hungary cho rằng EU không cung cấp đủ viện trợ cho các nước thành viên nhỏ hơn để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga.
1 phút trước - Ngày 19/9, VNPT đã khởi công lắp đặt trạm phát sóng BTS tại địa điểm xây dựng bản mới cho bà con Làng Nủ.
1 phút trước - Sau siêu bão Yagi và Bebinca, Trung Quốc chuẩn bị đón cơn bão mang tên Pulasan. Bão này dự kiến sẽ di chuyển qua các khu vực ven biển trong vài ngày tới, tương tự như bão Bebinca.
1 phút trước - Ngay khi Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah đang phát biểu, có ít nhất 2 tiêm kích đã xuất hiện và bay vòng quanh trung tâm Beirut.
9 phút trước - Do khai sai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, Rạng Đông bị xử phạt và truy thu tổng số tiền gần 5,3 tỷ đồng.