ttth247.com

Rắn cắn in hai nốt răng nanh cảnh báo nguy hiểm

Quảng NinhĐang trên thuyền đi biển, người đàn ông 47 tuổi, bị rắn cắn vào tay phải, rõ hình hai vết răng nanh, sau đó vết thương lan rộng, nguy cơ hoại tử.

Ngày 8/8, đại diện Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả cho biết bệnh nhân nhập viện khi đau buốt và sưng nề bàn tay, cẳng tay phải.

Khoảng một giờ trước đó, anh đang trên thuyền đi biển thì bị một con rắn (không rõ loại) cắn vào cổ tay. Bệnh nhân lấy gạc garo buộc vào vết thương, song cánh tay tiếp tục đau nhiều, phù nề, lan đến khuỷu tay. Tại vết cắn có rõ hình hai nốt răng nanh rắn, cách nhau khoảng 1,2 cm.

Trường hợp khác là nam, 31 tuổi, nhập viện do bị rắn cắn vào ngón tay phải, tại chỗ rắn cắn có hai nốt răng rắn cách nhau 0,5 cm. Bệnh nhân đã tự nặn máu nhưng vẫn thấy đau nhiều nên vào viện, mang theo con rắn đã chết. Các bác sĩ xác định xác đây là rắn hổ mang chì.

Cả hai được điều trị theo phác đồ chống độc, hiện sức khỏe đã ổn định.

Rắn độc có hai tuyến nọc và răng độc nên khi cắn thường để lại hai dấu răng trên vết cắn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Rắn độc có hai tuyến nọc và răng độc nên khi cắn thường để lại hai dấu răng trên vết cắn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Hữu Thành, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, cho biết người dân có thể nhận biết rắn độc và rắn thường thông qua dấu răng, tình trạng phù nề và màu sắc vùng da bị cắn.

Rắn độc có hai tuyến nọc và răng độc nên khi cắn thường để lại hai dấu răng. Trong khi rắn thường không có tuyến nọc và chỉ có răng hàm, nên sau khi cắn sẽ thấy vết cắn có hình vòng cung và các dấu răng đều nhau.

Từ tháng 4 đến tháng 11 là mùa sinh sôi phát triển của rắn độc nên rất nhiều người bị rắn cắn phải nhập viện. Khi bị rắn độc cắn, người dân không nên áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu vết thương như trích rạch, châm chọc tại vùng vết cắn, dùng miệng hút máu, dùng các bài thuốc dân gian đắp lá vào vết thương.

Các bước sơ cứu người bị rắn cắn là không tự đi lại. Bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp, bởi vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Băng ép bất động vết thương nếu bị cắn bởi họ rắn hổ.

Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay, trong khi vẫn duy trì băng ép, bất động. Nếu nạn nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt hoặc dùng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay.

Thúy Quỳnh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 ngày trước - Mặc dù được cảnh báo có nguy cơ gây ra nhiều tai biến thẩm mỹ, thế nhưng hiện nay chất làm đầy (filler), xóa nếp nhăn (botox), thuốc tiêm tan mỡ được rao bán tràn lan trên khắp các sàn thương mại điện tử, website, mạng xã hội.
1 tháng trước - Hiện nay khá nhiều bệnh viện có dịch vụ đặt lịch khám qua ứng dụng điện thoại (app). Cách này giúp tiết kiệm thời gian, không phải đợi chờ bốc số rồi chờ hàng giờ mới đến lượt.
1 tháng trước - 'Thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ gây ra nhiều tác động khó chịu cho cơ thể, trong đó có rụng tóc'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 tháng trước - Trấn an người bị rắn cắn để tránh nọc độc lan nhanh, xử trí ngăn không cho độc lan khắp cơ thể, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
3 tuần trước - Bà L. (75 tuổi, ngụ Trảng Bàng - Tây Ninh) khi đang chăm sóc vườn cây sau nhà, bất ngờ bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào ngón cái tay phải.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.