ttth247.com

“Rồng lửa” DragonFire bám đuổi mục tiêu chính xác đến từng milimét

Hải quân Hoàng gia Anh có kế hoạch lắp đặt vũ khí laser DragonFire (Rồng lửa) trên chiến hạm trong bối cảnh nhu cầu về vũ khí chống lại các mối đe dọa từ máy bay không người lái (UAV/drone) và tên lửa ngày càng tăng.

Cụ thể, loại vũ khí được coi là "yếu tố thay đổi cuộc chơi" sẽ được lắp đặt trên một số tàu chiến của hải quân "xứ sở sương mù" vào năm 2027, bổ sung vào loạt vũ khí phòng không "đáng gờm" sẵn có, bao gồm các hệ thống tên lửa Sea Viper và Sea Ceptor.

Theo Hải quân Hoàng gia Anh, một chùm tia cường độ cao mà "Rồng lửa" khạc ra có giá không quá 10 bảng Anh (13 USD hay 326.000 Đồng) nhưng có thể tấn công các mục tiêu – bao gồm UAV/drone, tên lửa, máy bay – với tốc độ ánh sáng bằng cách tập trung vào một mục tiêu.

Tia laser đã được phát triển trong gần một thập kỷ qua và được các nhà khoa học Anh thử nghiệm tại các bãi thử của Bộ Quốc phòng Ảnh ở Hebrides vào đầu năm nay.

“Rồng lửa” DragonFire bám đuổi mục tiêu chính xác đến từng milimét- Ảnh 1.

Hệ thống vũ khí năng lượng định hướng bằng laser (LDEW) DragonFire khai hoả từ tàu chiến sẽ được tích hợp vào chiến hạm của Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 2027. Ảnh: Royal Navy

"Hải quân Hoàng gia Anh luôn đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ mới để nâng cao năng lực của mình. Chúng tôi nhận ra tiềm năng của công nghệ vũ khí laser tiên tiến và cảm thấy cần phải đưa công nghệ này vào sử dụng trên chiến hạm sớm nhất có thể", Đại úy Matt Ryder, người đứng đầu bộ phận phụ trách khả năng mới cho Không gian chiến đấu trên mặt nước (AWB) thuộc Ban Phát triển của Hải quân Hoàng gia Anh, cho biết.

DragonFire là một Hệ thống vũ khí năng lượng định hướng bằng laser (LDEW) được Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Quốc phòng (Dstl) trực thuộc Bộ Quốc phòng Anh phát triển, do các nhà thầu công nghiệp quốc phòng MBDA, Leonardo và QinetiQ phối hợp sản xuất.

Là đơn vị dẫn đầu liên minh sản xuất DragonFire, MBDA chi nhánh Vương quốc Anh chịu trách nhiệm chung về hệ thống cũng như phát triển khả năng chỉ huy, kiểm soát và xử lý hình ảnh.

Hãng Leonardo (Italy) chế tạo bộ điều khiển chùm tia, cho phép hệ thống LDEW "Rồng lửa" trỏ vào và bám sát các mục tiêu di động với độ chính xác đến từng milimét (mm).

Công ty công nghệ quốc phòng đa quốc gia QinetiQ (có trụ sở tại Farnborough, Hampshire, Anh) cung cấp nguồn laser và phát triển công nghệ kết hợp chùm tia đồng bộ được thiết kế để tăng cường mật độ công suất và tăng phạm vi tấn công.

Tổng đầu tư của Bộ Quốc phòng Anh và các đối tác trong ngành cho đến đầu năm nay đã lên tới hơn 100 triệu bảng Anh (128 triệu USD).

Giới chức quốc phòng Vương quốc Anh muốn thúc đẩy tốc độ cung cấp năng lực quân sự thông qua quyết định đẩy nhanh chương trình LDEW, đưa DragonFire từ chương trình trình diễn trở thành khả năng hoạt động cho Hải quân Hoàng gia Anh.

Các giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển này sẽ bao gồm các cuộc bắn đạn thật tiếp theo, cũng như sản xuất và lắp đặt hệ thống vũ khí trên bệ tàu. Tuy nhiên, chưa có thông tin chi tiết nào về các hợp đồng được trao hoặc lịch trình chi tiết nào được công bố.

Hải quân Hoàng gia Anh coi "Rồng lửa" là giải pháp thay thế tiềm năng với chi phí thấp cho những quả tên lửa đắt tiền hơn nhằm chống lại một số nhóm mối đe dọa nhất định, chẳng hạn như các bầy đàn UAV và tàu chiến ven bờ tấn công nhanh.

Thông tin về các tàu được lên kế hoạch lắp đặt vẫn chưa được công bố, nhưng có thể hiểu rằng khoản đầu tư theo kế hoạch sẽ liên quan đến nhiều chiến hạm. Các tàu khu trục Type 45 của Hải quân Hoàng gia Anh được coi là ứng cử viên sáng giá.

Để đáp ứng thời hạn năm 2027 do Bộ Quốc phòng Anh đề ra, có khả năng DragonFire sẽ được sản xuất hàng loạt dựa trên nguyên mẫu trình diễn, bao gồm thiết kế dạng module, hệ thống lưu trữ điện riêng có thể được sạc bằng nguồn điện chính của tàu, điều chỉnh công suất để phù hợp thực tế triển khai… Các quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra trong giai đoạn phát triển.

Minh Đức (Theo Naval News, Naval Today)

Source: m.nguoiduatin.vn

Các bài tương tự
2 ngày trước - Hệ thống KM-SAM II, nickname “Korean Patriot” (Patriot phiên bản Hàn Quốc), sẽ gia tăng thế trận phòng không Iraq bên cạnh các hệ thống do Nga sản xuất mà Baghdad đang sở hữu.
1 tháng trước - Quyết định loại bỏ “Rồng lửa” S-400 để sử dụng hệ thống do trong nước phát triển đánh dấu sự thay đổi tiềm tàng trong thế trận phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ.
1 tháng trước - Khi bạn nghĩ đến một vụ phun trào núi lửa, bạn có thể tưởng tượng ra một đoàn diễu hành đỏ rực của dung nham dày đặc đang diễu hành xuống sườn núi lửa. Nhưng điều đó không đúng ở Ol Doinyo Lengai, ngọn núi lửa duy nhất trên Trái Đất phun...
2 tuần trước - Nga đưa “siêu rồng chiến” Su-57 kết hợp với tên lửa tàng hình Kh-69 tới Ai Cập với nhiều mục tiêu, chủ yếu là thiết lập quan hệ đối tác để cùng phát triển.
1 tháng trước - Hàn Quốc có kế hoạch mở rộng chương trình sản xuất vũ khí laser để nhắm vào các mối đe dọa lớn hơn nhiều so với UAV, bao gồm máy bay và tên lửa đạn đạo.
Xem tin bài khác
7 giờ trước - Trên trang cá nhân (tài khoản có tick xanh định danh), ông Hùng Đinh – người mới đây vướng lùm xùm khi bị các nhà đầu tư ngoại tố lừa đảo 28 triệu USD chia sẻ hành trình trở thành nhà đầu tư Blockchain.
9 giờ trước - Thiếu Apple Intelligence khiến iPhone 16 Pro bị cho là "chưa hoàn thiện", trong khi iPhone 16 và 16 Plus được đánh giá cao hơn bản tiền nhiệm.
10 giờ trước - FPT Telecom triển khai chiến dịch phủ Internet an toàn với các tiêu chuẩn về bảo mật, kiểm soát thông tin nhằm xây dựng không gian mạng lành mạnh tại trường học.
10 giờ trước - Apple dự kiến sản xuất chip A19 trên tiến trình 2 nm năm tới, nhưng chỉ trang bị cho iPhone 17 Pro và 17 Pro Max.
12 giờ trước - Hai mẫu iPhone 15 của Apple dẫn đầu về số lượng máy xuất xưởng nửa đầu năm, trong đó 15 Pro Max đứng thứ nhất.