ttth247.com

Rừng cây sản xuất bị gãy đổ sau mưa bão, bà con mong được hỗ trợ

Vừa nhìn công nhân chất từng cây gỗ gãy đổ sau bão lên xe tải, anh Khúc Văn Nho, xã Vĩnh An (Sơn Động, Bắc Giang) vừa kể tranh thủ tạnh ráo, anh thuê người cắt bán cây gãy đổ, được đồng nào hay đồng ấy.

Tại sao cây cối gãy đổ trắng rừng?

Nhẩm tính với 5ha keo và bạch đàn, nếu đủ 4-5 năm, anh có thể thu về chừng 600 - 700 triệu đồng, nhưng vì bão, anh chỉ thu về 100 - 200 triệu đồng. Phần trả vay ngân hàng, phần khác dành mua cây giống trồng lại.

Anh Nho nhớ lại hôm bão về, gió rít từng cơn, mưa lớn trắng xóa, cây gãy đổ khắp đồi, lòng đau như cắt nhưng không làm gì được.

“Trước tôi trồng lúa, trồng sắn, rồi trồng tre nhưng không thoát nghèo. Sau này, tôi trồng keo, bạch đàn vì kinh tế hơn. Tôi mong nhà nước xem xét, hỗ trợ cây giống, kỹ thuật để trồng cây mới”, anh Nho bày tỏ.

Đây chỉ là một trong nhiều hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề sau mưa lũ ở huyện Sơn Động. 

Nơi có trên 71% diện tích tự nhiên là rừng (trong đó 56% là rừng tự nhiên) bảo vệ môi trường, tạo ra lâm sản và giáp các cánh rừng lớn của hai tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Những cánh rừng đóng vai trò phòng hộ đầu nguồn, hạn chế nước lũ chảy xuống hạ nguồn Bắc Giang, Hải Dương, Bắc Ninh với dân số hàng triệu người.

Theo ghi nhận, nhiều ngọn đồi ở Sơn Động “trọc lốc” sau mưa bão. Máy xúc, xe tải nườm nượp chuyển các cây keo, bạch đàn gãy đổ rời đi. 

Nhiều khoảng đồi sót lại gốc cây khô. Những nơi rừng còn phủ màu xanh, cây cối gãy đổ la liệt. Một số nơi cây con được trồng nhưng toàn bộ thảm thực bì bị đốt trụi, tối đen cả khoảng đất.

Theo UBND huyện Sơn Động, giai đoạn 2019-2023, tổng diện tích đất lâm nghiệp trên 61.000 ha song nhiều nơi chỉ là rừng nghèo, chất lượng chưa cao, cây gỗ lớn ít, đa số rừng kinh tế trồng keo và bạch đàn. Diện tích rừng trồng đã thành rừng trước cơn bão số 3 (bão Yagi) khoảng 27.000 ha.

Thực tế, địa phương có nhiều người trồng keo, bạch đàn trên đất rừng (trước đây là rừng tự nhiên) được chuyển đổi. 

Những cây này sinh trưởng kém, dễ đổ gãy, sau vài năm (khoảng 4-5 năm) được chặt bỏ để lấy gỗ, muốn trồng lại phải đốt, dọn sạch thực bì như bụi cỏ, dây leo làm suy thoái đất, tăng nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất, nhất là nơi dốc cao.

Đây là điều được cảnh báo nhiều năm, cây keo dù đem lại kinh tế trước mắt song không giữ đất, không chặn nước lũ. Ngoài ra, người dân trồng không đúng kỹ thuật, mật độ rất dày, không chăm sóc đầy đủ nên cây nhỏ, năng suất thấp.

Tái thiết rừng sau mưa lũ thế nào?

Về lâu dài, UBND huyện Sơn Động sẽ ưu tiên quy hoạch lại rừng sản xuất, trồng cây bản địa (lim xanh, thông, vối thuốc), cây gỗ lớn, đa tầng, tán lá rộng, thường xanh, lâu năm, sinh trưởng tốt, chống chịu gió bão, thích nghi với biến đổi khí hậu…

Huyện cũng yêu cầu các chủ rừng, chủ lâm sản khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; vận động người dân trồng cây bản địa, trồng rừng gỗ lớn...

Về lâu dài, cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu đề xuất thu hồi diện tích rừng sản xuất ở những vị trí trọng yếu để chuyển thành rừng phòng hộ nhằm phục hồi rừng tự nhiên, tăng hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nguồn lực khắc phục hậu quả sau mưa lũ.

Để hỗ trợ bà con, nhiều phương án được tính đến như đề xuất nâng mức hỗ trợ bảo vệ rừng, để người dân xóa đói giảm nghèo, xử lý nghiêm đốt phá rừng hay truyền thông tới người dân về ý nghĩa bảo vệ rừng, làm giàu từ rừng, nhất là thế hệ trẻ…

Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến gỗ kết hợp lập hồ sơ quản lý rừng bền vững (FSC) để có thể xuất khẩu gỗ chế biến sang các thị trường yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ rừng, chứng minh lâm sản có nguồn gốc rừng trồng.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bão số 3 (bão Yagi) đi qua để lại thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản cho nhiều địa phương miền Bắc. Hiện người dân tại nhiều khu vực vẫn đang sống trong cảnh không điện, không sóng điện thoại, không nước sinh hoạt. Chính quyền các...
1 tháng trước - Bí thư Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu khắc phục hậu quả mưa bão, duy trì nguồn cung hàng hóa, không để xảy ra tình trạng khan hàng, thiếu hàng hoặc tăng giá đột biến, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, thuốc men, vật tư y tế.
2 tuần trước - Cả trăm ngàn ha rừng ở Quảng Ninh, Hải Phòng bị gãy đổ sau bão số 3 đến nay đã thành củi khô. Ngoài thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, các công ty lâm nghiệp đang phải đối diện cùng lúc nhiều nỗi lo về công nợ, chi phí trồng mới cây và cả......
1 tháng trước - Dự báo từ nay tới mai, lũ trên sông Hồng lên nhanh, sẽ đạt mức báo động 2. Hiện tại nhiều khu vực ven sông Hồng của Hà Nội đã xảy ra ngập lụt, người dân phải khẩn cấp di chuyển.
1 tháng trước - Sáng nay, tại các siêu thị, chợ dân sinh ở Hải Phòng, Hà Nội, người dân đổ đến mua rau xanh, củ quả, thịt, cá tích trữ đề phòng bão Yagi đổ bộ sẽ gây mưa lớn kéo dài.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Trong dự thảo Nghị định đang được hoàn thiện, Cục CSGT đề xuất tăng mức xử phạt tài xế vi phạm giao thông rất nặng so với mức cũ
4 giờ trước - Triều cường kèm mưa lớn kéo dài, nước từ đường chảy tràn vào hầm 3 chung cư ở phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM khiến hơn 100 xe máy, 3 ô tô bị nhấn chìm.
5 giờ trước - Ngày 23/10, Quốc hội thảo luận dự Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có việc ưu tiên ngân sách bảo vệ và phát huy di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia.
5 giờ trước - Chiều 22-10, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La (Việt Nam) phối hợp với Công an, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hủa Phăn (Lào) tổ chức diễn tập liên hợp đánh bắt tội phạm ma túy qua biên giới Việt Nam - Lào.
6 giờ trước - Tối 22.10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phối hợp Đài truyền hình TP.HCM tổ chức chương trình Hướng về biên giới - biển đảo Tổ quốc lần thứ 11 năm 2024, kỷ niệm 15 năm thành lập Quỹ Vì biển đảo quê hương - vì tuyến đầu Tổ quốc.