ttth247.com

'Sách vở không hướng dẫn giờ mổ lấy thai giúp em bé làm quan'

Mổ lấy thai gia tăng

Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp 2024 diễn ra trong 2 ngày 14 - 15.10, tại Hà Nội, do Bệnh viện Phụ sản T.Ư tổ chức. Tại đây, các chuyên gia thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp điều trị, cùng với những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực sản phụ khoa. Các ý kiến cũng cảnh báo về lạm dụng mổ lấy thai.

'Sách vở không hướng dẫn giờ mổ lấy thai giúp em bé làm quan'- Ảnh 1.

Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo gia tăng chỉ định mổ lấy thai làm tăng nguy cơ biến cố sản khoa

ẢNH: THÚY ANH

Tại hội nghị, GS-TS - bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư, đã có báo cáo khoa học về bảo tồn tử cung trong rau (nhau) cài răng lược.

Theo báo cáo, nguyên nhân gây rau cài răng lược có liên quan đến mổ lấy thainhiều lần, các phẫu thuật ở tử cung làm tổn thương tử cung. Gia tăng rau cài răng lược có liên quan đến mổ đẻ gia tăng. Rau cài răng lược là nguyên nhân gây ra các tình trạng băng huyết sau sinh, rất nguy hiểm với sản phụ. Rau cài răng lược dễ gây biến chứng nặng nề trong sản khoa, tỷ lệ tử vong mẹ lên đến 70% nếu không có kinh nghiệm điều trị.

GS Ánh cho biết, để phẫu thuật bảo tồn tử cung cần chẩn đoán và đánh giá, phân độ rau cài răng lược. Hiện tỷ lệ thành công trong phẫu thuật bảo tồn tử cung với sản phụ bị rau cài răng lược có thể đạt 80% khi đánh giá, xử trí đúng với các ca bệnh rau cài răng lược ở mức độ 1 và 2.

Mổ lấy thai không vô hại

Trao đổi bên lề hội nghị, PGS Trần Danh Cường, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư, nêu vấn đề lạm dụng mổ lấy thai. "Thứ hai đi làm đã đăng ký cuối tuần mổ suy thai vào thứ bảy. Làm gì có chuyện thứ hai mà đã biết thứ bảy có 1 ca suy thai để mổ. Cái việc chỉ định mổ đó là không chấp nhận được", PGS Cường nói.

Theo PGS Cường, chúng ta phải xem lại chỉ định mổ lấy thai. Nguyên nhân đầu tiên chỉ định mổ lấy thai tăng, bởi chỉ định mổ chưa chuẩn xác. "Mổ lấy thai có phải là vô hại đâu và chắc chắn có tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong bé và những biến chứng trong mổ", ông Cường nói. Chuyên gia sản khoa cho rằng, cần xem xét chỉ định mổ theo yêu cầu, mổ chọn giờ, mổ chọn ngày.

"Sách vở không dạy chúng ta mổ giờ này em bé tốt hơn, mổ ngày này người phụ nữ tốt hơn, mổ giờ kia thì em bé khổ. Sách vở không hướng dẫn giờ mổ lấy thai giúp em bé làm quan", GS Cường khẳng định.

GS Cường cho rằng: "Việc mổ lấy thai hiện nay tăng không phải vì chúng ta đẻ nhiều, không phải vì bệnh tật của chúng ta nặng nề, không phải vì em bé của chúng ta quá to mà hoàn toàn do thầy thuốc của chúng ta lạm dụng mổ lấy thai".

PGS-TS Vũ Văn Du, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư, đã cảnh báo về thực trạng sinh mổ khi báo cáo nội dung này trong hội nghị. Báo cáo cho biết, tỷ lệ sinh mổ tăng gấp 3 lần trong 15 năm qua, do nhiều thai phụ sợ sinh con nênmổ chủ động.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ sinh mổ được khuyến nghị dao động từ 10 - 15%. Khi tỷ lệ này vượt quá 15% được coi là không cần thiết về mặt y khoa. Những năm qua, tỷ lệ sinh mổ tăng trên toàn thế giới. Dự báo, năm 2030, tỷ lệ mổ lấy thai toàn cầu là 29%.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mổ lấy thai (sinh mổ) tăng liên tục trong 15 năm qua, từ 12% năm 2005 lên 37% vào năm 2022.

Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp 2024 với sự tham gia của hơn 2.000 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến. Các báo cáo viên là các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực sản phụ khoa trong nước và quốc tế, đến từ Pháp, Anh, Ý, Malaysia...

Đây là diễn đàn khoa học để các chuyên gia cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về lâm sàng, cận lâm sàng cũng như cập nhật các kiến thức mới trong lĩnh vực sản phụ khoa và sơ sinh.

Tại hội nghị, Bệnh viện Phụ sản T.Ư đã ký bản ghi nhớ hợp tác với Liên đoàn y tế Pháp Việt (FSFV), tạo cơ hội không chỉ cho các nhà lâm sàng, các bác sĩ trong lĩnh vực sản phụ khoa mà còn cho các bác sĩ, các nhà khoa học các chuyên ngành liên quan như nhi khoa, di truyền, chẩn đoán hình ảnh.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Hoàng, 24 tuổi, chán nản, buồn bã, hoài nghi bản thân khi thấy bạn bè và người xung quanh khoe đạt được nhiều thành công.
1 tháng trước - Hiện bệnh sởi đang bùng phát ở một số nơi, đặc biệt có nơi trở thành dịch. Vậy mắc sởi có nên tắm không?
1 tháng trước - Trong và sau khi mưa lũ, do môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm nên dễ dẫn đến các bệnh tiêu hóa. Các bệnh đó là gì và thuốc nào để điều trị?
1 tháng trước - Hà Nội- Cầm kết quả mắc bệnh thận mạn tính, ông Hồ Hồng Việt suy sụp, muốn buông xuôi khi nghĩ về tương lai phải gắn với giường bệnh, sống nhờ chiếc máy chạy thận.
1 tháng trước - Lớn lên trong hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, phụ huynh phải điều trị tâm lý trong bệnh viện, Ngân, 25 tuổi, cũng bị trầm cảm nặng.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Bé trai được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng (có triệu chứng sốc, suy gan, xuất huyết tiêu hóa), sau đó chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TPHCM) song không qua khỏi.
3 giờ trước - Cúm, herpes, nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ sau nhiều năm. Bị bệnh khiến cơ thể khó chịu ngay lúc đó và có thể ảnh hưởng đến não bộ trong thời gian dài.
3 giờ trước - Với bệnh ung thư, ngoài việc phát hiện điều trị sớm để kéo dài sự sống cho người bệnh, thì nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc rất quan trọng.
4 giờ trước - TP HCM- Bé gái 9 tuổi mệt và buồn nôn, nhịp tim lên đến 220 lần/phút (bình thường tuổi này khoảng 84) rồi nhanh chóng ngưng tim, ngưng thở.
4 giờ trước - Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ đàn ông Việt Nam yếu sinh lý (thiếu ‘ bản lĩnh đàn ông’ ) lên tới 15,7% . Trong đó 20-30% xuất tinh sớm, trên 30% mày râu tuổi 30+ bị rối loạn cương dương và tỷ lệ này vọt 50% với nhóm tuổi 40-70.