ttth247.com

Sau Anh, Đức xem xét trục xuất người nhập cư lậu đến Rwanda

Đức đang xem xét triển khai kế hoạch đưa người nhập cư bất hợp pháp đến quốc gia đông phi Rwanda, nhằm giải quyết bài toán nhập cư nan giải đang đè nặng lên quốc gia này.

Ủy viên phụ trách vấn đề di cư của Đức Joachim Stamp đã đề xuất chọn Rwanda làm quốc gia thứ ba để gửi người nhập cư bất hợp pháp đến, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang đau đầu trước dòng người xin tị nạn vào khối này.

Ông Joachim cho biết động thái mới có thể là một phần trong kế hoạch dài hơi của EU nhằm sử dụng các trại tị nạn có sẵn ở Rwanda, địa điểm ban đầu được xây dựng để trục xuất người nhập cư bất hợp pháp trong kế hoạch Rwanda nổi tiếng của cựu thủ tướng Anh Rishi Sunak.

Tuy nhiên Thủ tướng Anh Keir Starmer đã huỷ bỏ kế hoạch này sau khi Công đảng giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 7.

Theo đề xuất của ông Joachim, các thủ tục xin tị nạn của Rwanda sẽ được triển khai dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Ông Joachim nói thêm rằng hiện tại EU chưa tìm được quốc gia thứ ba nào chịu đứng ra tiếp nhận người nhập cư, ngoại trừ Rwanda.

Theo ông Joachim, kế hoạch mới sẽ nhắm vào nhóm người nhập cư từ biên giới phía đông châu Âu, với mục tiêu trục xuất khoảng 10.000 người/năm.

Giới chức Đức lưu ý rằng Chính phủ cần sửa đổi một số quy định trong luật trục xuất của nước này nếu muốn thực thi kế hoạch đưa người nhập cư đến Rwanda. 

Hiện tại luật Đức chỉ cho phép trục xuất người nhập cư đến một quốc gia khác ngoài quê hương của họ, nếu người nhập cư đó có liên hệ với quốc gia này, chẳng hạn như có người thân đang sinh sống ở đây, theo Đài DW (Đức).

Về phía Rwanda, báo Telegraph dẫn lời người phát ngôn của Chính phủ Rwanda khẳng định nước này sẵn sàng hợp tác với Đức hay bất kỳ quốc gia nào mong muốn tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề nhập cư.

Nhập cư hiện là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn tại Đức, đặc biệt là sau vụ tấn công bằng dao tại một lễ hội ở thành phố Solingen ngày 23-8, khiến 3 người thiệt mạng. Cơ quan an ninh Đức sau đó đã xác nhận nghi phạm là một người Syria 26 tuổi, đến Đức vào tháng 12-2022 và đã được cấp quy chế nhập cư.

Sau vụ tấn công, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết sẽ đưa ra các dự thảo luật mới vào tháng 12, nhằm đẩy nhanh tiến độ trục xuất người nhập cư bất hợp pháp.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Triều Tiên tăng số lượng vũ khí hạt nhân 'theo cấp số nhân'; Ukraine tiến thêm một bước trong tự do hóa tiền tệ; Đức siết đi lại ở biên giới; Ấn Độ đứng đầu về thải rác thải nhựa... là những tin tức đáng chú ý sáng 10-9.
1 tháng trước - Elon Musk phỏng vấn Donald Trump trên X, nhiều lần tán dương nhau về các vấn đề chính sách và công kích ứng viên đảng Dân chủ Harris.
3 tuần trước - Trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới xảy ra các vụ tấn công bằng dao gây thương vong nghiêm trọng, một số nước châu Âu như Anh và Đức đã có những động thái đối phó.
1 tháng trước - Ông Johnathan Hạnh Nguyễn phát biểu tại Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới, đề xuất cơ chế sandbox để thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới mà không đòi hỏi nhiều giấy phép.
2 tuần trước - Tổng thổng Zelensky cải tổ loạt vị trí quan trọng trong chính phủ, nhưng việc ông bổ nhiệm nhiều quan chức thân cận thay thế đang gây bất bình.
Xem tin bài khác
6 phút trước - Israel thông báo triển khai chiến đấu cơ không kích hàng trăm mục tiêu trong cuộc tấn công dữ dội nhất vào miền nam Lebanon suốt gần một năm qua.
6 phút trước - Tổng thống Putin nói Nga dự kiến xuất xưởng gần 1,4 triệu UAV trong năm nay, gấp 10 lần năm ngoái, nhằm phục vụ chiến dịch tại Ukraine.
30 phút trước - Quân đội Israel tuyên bố không kích hàng trăm mục tiêu ở Lebanon; Thủ lĩnh Hezbollah lần đầu lên tiếng sau các vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 20-9.
45 phút trước - Trong khi ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris được cho là sẽ không thay đổi nhiều về chính sách đối ngoại so với chính quyền đương nhiệm, thì đối thủ Donald Trump sẽ thay đổi điều này như thế nào nếu ông đắc cử trong cuộc đua vào Nhà...
1 giờ trước - Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 18.9 ban bố tình trạng khẩn cấp tại 3 khu vực phía bắc có nhiều rừng rậm gồm Amazonas, San Martin và Ucayali, để thuận tiện trong việc phân bổ thêm nguồn lực kiểm soát cháy rừng.