ttth247.com

Sau OECD, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á khởi động quá trình gia nhập BRICS

Indonesia mong muốn gia nhập nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi BRICS, Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao nước này cho biết.

Khi các nhà lãnh đạo BRICS nhóm họp tại Kazan (Nga) để tham dự hội nghị thượng đỉnh vào tuần này, Bộ ngoại giao Indonesia tuyên bố vào cuối ngày thứ Năm (24/10) rằng quá trình gia nhập nhóm đã bắt đầu.

Sau OECD, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á khởi động quá trình gia nhập BRICS- Ảnh 1.

Ngoại trưởng Indonesia Sugiono. Ảnh: Reuters

"Indonesia gia nhập BRICS thể hiện chính sách đối ngoại độc lập và chủ động của đất nước", tân ngoại trưởng Indonesia Sugiono cho biết.

Indonesia hiện là quốc gia đông dân thứ 4 thế giới và là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Tân Tổng thống Prabowo Subianto đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Indonesia sẽ kết bạn với tất cả các quốc gia, dù là Trung Quốc hay Mỹ, và Indonesia sẽ không tham gia bất kỳ khối quân sự nào.

Ngoại trưởng Sugiono cho biết thêm BRICS phù hợp với các chương trình chính của chính phủ Prabowo, "đặc biệt là về an ninh lương thực và năng lượng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực".

Trong nỗ lực thu hút thêm nhiều thỏa thuận đầu tư và thương mại, đầu năm nay, trước khi ông Prabowo nhậm chức, Indonesia đã cho biết họ đặt mục tiêu hoàn tất quá trình gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong vòng 2-3 năm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hơn 30 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, mặc dù hiện vẫn chưa rõ ràng về việc mở rộng này sẽ diễn ra như thế nào.

Các thành viên hiện tại BRICS bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Iran, Nga, Nam Phi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Khối này chiếm khoảng 45% dân số thế giới và 35% GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương (PPP).

 Theo Reuters

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu...
1 tháng trước - Nền kinh tế Mỹ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Mặc dù vậy, sự thúc đẩy mà kinh tế Việt Nam đang nhận được từ nền kinh tế “hình chữ K” tại Mỹ có thể giảm dần trong năm tới, nhưng sự phục hồi mới...
3 tuần trước - Nhà máy điện than rộng bằng đất nước Monaco từng là biểu tượng của sự đổi mới và an ninh năng lượng của nước Anh. Ngày nay, chúng đại diện cho kỷ nguyên than sắp bị phá bỏ.
3 tuần trước - Anh đã đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng. Đây là quốc gia G7 đầu tiên loại bỏ sản xuất điện từ than đá.
1 tháng trước - Tổng cục Thuế phối hợp với các công ty kiểm toán, lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các đối tượng chịu sự tác động để hoàn thiện dự thảo Nghị định về việc áp dụng thuế thu nhập DN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế...
Xem tin bài khác
7 phút trước - Công ty CP Tập đoàn KCN Việt Nam, nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam vừa chính thức khởi công giai đoạn 1 dự án nhà kho xây sẵn chất lượng cao tại Phân khu D, Khu công nghiệp Nhơn Trạch VI (Đồng Nai).
7 phút trước - Sàn thương mại điện tử Temu chưa được Bộ Công thương cấp phép hoạt động nhưng trong hơn 1 tháng vừa qua, nền tảng này tung ra hàng loạt các chương trình khuyến mãi 'khủng', bán hàng cho người tiêu dùng tại Việt Nam.
16 phút trước - Sau khi được phê duyệt, thuế sẽ có hiệu lực trong vòng 6 tháng hoặc vào giữa năm 2025.
16 phút trước - Một số người cho rằng việc tính toán thời điểm thị trường chứng khoán là không thể. Nhưng việc hiểu cách thị trường tăng giá, thị trường giảm giá và tất cả các điều kiện ở giữa ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của bạn — và cách xử lý chúng —...
31 phút trước - Với sự hỗ trợ từ Australia, quốc gia tiên phong về sản xuất bền vững và đào tạo nhân lực xanh, Việt Nam có cơ hội lớn để nâng cao kỹ năng lao động và thúc đẩy công nghiệp xanh.