ttth247.com

Siêu tàu phá băng hạt nhân Rossiya đưa Nga tới gần hơn tham vọng Bắc Cực

Dự thảo ngân sách liên bang của Nga bao gồm khoản tài trợ đáng kể, gần 1 tỷ USD trong 3 năm để hoàn thành việc xây dựng tàu phá băng hạt nhân hàng đầu của nước này.

Con tàu, dự kiến sẽ được gọi là Rossiya, sẽ là tàu dẫn đầu và có thể là duy nhất của lớp Dự án 10510 Leader. Con tàu này sẽ mạnh gấp đôi so với bất kỳ tàu phá băng hạt nhân nào trước đây gã khổng lồ Á-Âu từng xây dựng.

Rossiya sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc vận tải hàng hóa qua Bắc Cực trong bất cứ thời điểm nào của năm, kể cả mùa đông khắc nghiệt.

Siêu tàu phá băng hạt nhân Rossiya đưa Nga tới gần hơn tham vọng Bắc Cực- Ảnh 1.

Siêu tàu phá băng hạt nhân Rossiya lớp Dự án 10510 Leader. Ảnh: Naval News

Siêu tàu phá băng hạt nhân Rossiya đưa Nga tới gần hơn tham vọng Bắc Cực- Ảnh 2.

Tàu phá băng hạt nhân Rossiya được trang bị 2 lò phản ứng RITM-400. Ảnh: Naval News

Với chiều rộng 48m, con tàu được thiết kế để mở các kênh đủ rộng trong băng nhằm hộ tống các tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và tàu chở dầu qua các khu vực khó khăn nhất trên Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) của Nga ở Biển Đông Siberia và Biển Chukchi.

Con tàu 69.700 tấn này sẽ được cung cấp năng lượng bởi 2 lò phản ứng RITM-400 cho phép nó phá vỡ lớp băng dày tới 4m, gần gấp đôi so với tàu phá băng hạt nhân lớp Arktika, vốn hiện đang là tàu phá băng lớn nhất và mạnh nhất thế giới.

Việc đóng siêu tàu phá băng này bắt đầu tại xưởng đóng tàu Zvezda vào tháng 7/2020, nhưng gần đây tiến độ đã bị chậm trễ. Đầu năm nay, ngày giao hàng đã được lùi từ năm 2027 đến năm 2030. Hiện tại, khoảng 15-20% của con tàu đã được hoàn thành.

Khoản phân bổ theo kế hoạch là 90 tỷ Rúp (1 tỷ USD), được phân bổ đều trong các năm 2025, 2026 và 2027, thể hiện sự thúc đẩy đáng kể cho dự án.

Với việc dầu mỏ và LNG của Nga ngày càng khó chảy vào thị trường châu Âu sau các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ của phương Tây, tàu phá băng Rossiya lớp Leader sẽ là phương tiện không thể thiếu để Moscow xuất khẩu tài nguyên sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, trong những tháng mùa đông.

Siêu tàu phá băng hạt nhân Rossiya đưa Nga tới gần hơn tham vọng Bắc Cực- Ảnh 3.

Tàu phá băng hạt nhân lớp Arktika hiện đang là tàu phá băng lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Ảnh: High North News

Tổng cộng, Atomflot, đơn vị vận hành đội tàu phá băng chính của Nga, có kế hoạch điều động 17 tàu phá băng đến Tuyến đường biển phía Bắc vào năm 2030, gồm 13 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và 4 tàu thông thường mới, để tuyến đường vận chuyển này luôn mở quanh năm. Hiện tại, Atomflot có 7 tàu phá băng hạt nhân đang hoạt động, với 4 tàu khác đang được đóng và 1 tàu đã được đặt hàng.

Công ty có kế hoạch sử dụng tàu phá băng phi hạt nhân ở các vịnh ít thách thức hơn của Sông Ob và Sông Yenisey, giải phóng toàn bộ năng lực hạt nhân để hoạt động ở các khu vực phía Đông có nhu cầu cao hơn.

Mặc dù băng biển tan nhanh vào mùa hè, nhưng điều kiện sẽ vẫn rất khó khăn trong những tháng mùa đông trong nhiều thập kỷ tới. Sự thay đổi theo mùa cũng là một thách thức đối với vận chuyển thương mại.

Sự trở lại sớm bất thường của băng vào mùa thu năm nay khiến các tàu phải vội vã hoàn thành hành trình của mình trước khi một số phần của tuyến đường đóng cửa trong những ngày và tháng tới.

Minh Đức (Theo gCaptain)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Công Nghệ xem các tin, bài liên quan

Source: m.nguoiduatin.vn

Các bài tương tự
6 giờ trước - Khả năng tàng hình ấn tượng của các tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard khiến những “siêu thủy quái” này đóng vai trò đặc biệt trong bộ ba hạt nhân của Vương quốc Anh.
3 tuần trước - Vẫn còn quá sớm để biết chương trình đánh chặn vũ khí siêu thanh (GPI) của Northrop Grumman có thể đạt được những gì, nhưng hiện tại, có vẻ như đây là hy vọng tốt nhất của Mỹ để giành được ưu thế trong công nghệ phòng thủ tên lửa.
1 tuần trước - Một trong những tính năng nổi bật của tàu ngầm Yakutsk dành cho Hạm đội Thái Bình Dương Nga là độ ồn cực thấp (khả năng tàng hình), khiến nó có biệt danh là “hố đen”.
1 tháng trước - Trong số những tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo SSBN hàng đầu thế giới, có 5 lớp là lớp Typhoon và lớp Delta IV của Nga, lớp Ohio và lớp Columbia của Mỹ, và lớp Vanguard của Vương quốc Anh.
1 tháng trước - 5 lớp tàu ngầm nhanh nhẹn nhất hiện nay, bao gồm: Lớp Vanguard (Vương quốc Anh), Lớp Shang (Trung Quốc), Lớp Yasen-M (Nga) và Lớp Virginia và Lớp Seawolf (Mỹ).
Xem tin bài khác
50 phút trước - Samsung được cho là vẫn sử dụng màn hình OLED M13 của thế hệ trước trên Galaxy S25 Ultra, thay vì M14 OLED như iPhone 16 Pro Max và Google Pixel 9.
3 giờ trước - Apple dự kiến cập nhật đồng loạt iMac, MacBook Pro, Mac Mini lên chip M4, trong đó bản Mini sẽ có thiết kế mới.
4 giờ trước - Cựu CEO Intel Paul Otellini từng gây sốc hội đồng quản trị khi muốn chi 20 tỷ USD mua Nvidia - hãng chip vừa vượt Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới.
8 giờ trước - Việc dùng tài khoản Google, Facebook, Apple để đăng nhập website, ứng dụng bên thứ ba mang lại sự tiện lợi nhưng cũng đi kèm rủi ro.
22 giờ trước - Trung Quốc- Doanh số iPhone của Apple giảm 0,3%, trong khi Huawei tăng 42% trong quý III/2024.