ttth247.com

Sinh tồn trong lũ lụt: Làm thế nào để tự cứu mình khi rơi xuống nước sâu?

Thời gian qua, nhiều tỉnh phía bắc biến thành vùng lũ lụt và bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão Yagi. Nhiều tỉnh như Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ… chìm trong nước lũ. Cảnh nước lũ dâng cao nhiều mét, người dân leo mái nhà hay tìm cách di chuyển ra khỏi vùng ngập hết sức nguy hiểm.

Chiều qua 20.9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình có báo cáo về công tác ứng phó với bão số 4. Theo thống kê, trên toàn tỉnh có 37 thôn, bản với hơn 600 hộ dân bị ngập lụt. Theo thống kê, dù bão số 4 đã tan nhưng nhiều địa phương ở Quảng Bình vẫn đang chịu ảnh hưởng của mưa lớn gây sạt lở, ngập úng tại nhiều nơi. Ngoài ra, trên các tuyến giao thông có 44 điểm sạt lở, bị ngập cục bộ.

Sinh tồn trong lũ lụt: Làm thế nào để tự cứu mình khi rơi xuống nước sâu?- Ảnh 1.

Khi một người rơi xuống vùng nước sâu nên nín thở, ngậm miệng thật chặt và giữ bình tĩnh

Anh Vũ Ngọc Chiến (33 tuổi), giáo viên dạy bơi với 10 năm kinh nghiệm (chủ kênh YouTube dạy bơi với hơn 122.000 người đăng ký) chia sẻ, ở nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, mỗi năm có rất nhiều trận bão đổ bộ vào gây ngập lụtvà thiệt hại lớn. Không ít những trường hợp thương tâm xảy ra trong thời gian bão lũ.

Theo anh Chiến, để ứng phó với các tình huống khẩn cấp, hoặc sống chung với lũ thì bản thân mỗi người nên tự trang bị kỹ năng sinh tồn nhất định. Đơn cử như mọi người đều nên biết bơi, nắm được kỹ năng bơi lội cơ bản khi không may rơi xuống vùng nước sâu. Hoặc các kỹ năng sơ cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Anh Chiến cho biết có 5 bước để xử lý tình huống khi không may rơi xuống vùng nước sâu. Đầu tiên là khi không may rơi xuống nước thì cần tuyệt đối giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn, để cơ thể ở trạng thái thư giãn nhất. Nín thở, ngậm chặt miệng rồi đợi cơ thể nổi lên. Khi đã nổi lên mặt nước thì mặt hướng lên trời, tranh thủ hít thở.

Sinh tồn trong lũ lụt: Làm thế nào để tự cứu mình khi rơi xuống nước sâu?- Ảnh 2.

Có 5 bước để tự cứu mình khi rơi xuống vùng nước sâu

Sau đó dùng tay và chân tạo lực thật nhẹ, mục đích để tạo lực cho cơ thể duy trì nổi trên mặt nước bởi nguyên tắc khi rơi xuống nước cơ thể sẽ nổi lên tức thì. Quan sát, tìm những vật nổi xung quanh làm điểm tựa như: cây chuối, bãi rác, bãi cỏ… để bám người vào và giữ cơ thể xuôi theo dòng nước rồi tìm chỗ an toàn để lên bờ. Không cố gắng bơi ngược dòng nước cho dù gần bờ. Không đưa 2 tay lên cao khỏi mặt nước. 2 tay luôn ở trong nước để hoạt động nhằm giúp cơ thể nổi trên mặt nước.

Anh Chiến chia sẻ thêm, với trường hợp dòng nước chảy mạnh người dân nên giữ cơ thể trôi theo dòng và tìm cách vào bờ. Nếu bị chuột rút cũng cần giữ bình tĩnh, thả lỏng, cho cơ thể nằm ngửa. Nếu càng vùng vẫy thì cơ thể càng nhanh chìm xuống sâu.

Về cứu người trong nước lũ, giáo viên bơi này chia sẻ rằng đừng nghĩ biết bơi sẽ cứu người thành công. Người bơi yếu nếu không biết cách cứu hộ thì khả năng cao cũng trở thành nạn nhân. Do đó, trước nhất nên tìm vật dụng như: cành cây, dây, phao, áo phao đưa cho người rơi xuống nước để bám vào. "Nếu bản thân tự tin về khả năng bơi thì nên vòng sau lưng người đuối nước, nắm đầu hoặc áo rồi kéo vô bờ. Nên tranh thủ thời gian", anh Chiến nói.

Sinh tồn trong lũ lụt: Làm thế nào để tự cứu mình khi rơi xuống nước sâu?- Ảnh 3.

Anh Chiến khuyên người dân nên tập bơi thường xuyên ở hồ bơi để làm quen với môi trường nước

Trong mùa mưa lũ hiện nay, với học sinh, anh Chiến cho biết cha mẹ nên trang bị cặp sách dạng phao ba lô, vừa là phao vừa là ba lô để các em có thể đựng sách, cũng như vật cứu sinh trong trường hợp khẩn cấp xảy ra. Ví dụ, không may bị rơi xuống nước, các em có thể ôm ba lô và nổi trên mặt nước.

Mặt khác, mặc dù nhiều người biết bơi, nhưng vẫn sợ vùng nước sâu thường do vấn đề tâm lý. Anh Chiến khuyên mọi người nên ra hồ bơi để tập luyện cho những trường hợp khẩn cấp xảy ra cũng như thực nghiệm các kiến thức, những phương pháp giải quyết vấn đề tâm lý sợ nước trong mùa lũ lụt.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Đối với những vùng lũ lụt chưa đến mức phải sơ tán, khi nhận định có nguy cơ bị lũ tấn công thì người dân cần kịp thời xoay xở bằng nhiều cách khác nhau để ứng phó mà ít tốn kém nhưng có tính khả thi cao.
1 tuần trước - Nhìn những hình ảnh ngập lụt ở miền Bắc, người dân miền Trung rất đồng cảm và chủ động chia sẻ kinh nghiệm sinh tồn trong vùng bão lũ.
1 tuần trước - Để hỗ trợ bà con ở các vùng lũ lụt, nhiều gia đình đã dành cả đêm để luộc trứng, nấu xôi, làm bánh mì, rang cơm…
1 tháng trước - Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.
1 tuần trước - Để chủ động sống chung với lũ, bà con xã Điền Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã đầu tư xây dựng nhà phao. Đến mùa lũ, bà con an tâm vì ngôi nhà sẽ nổi lên khi nước tràn về.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Đổng Minh Anh mất khả năng đứng thẳng, phải đi lại bằng tứ chi, bị coi như “người ngoài hành tinh“ nhưng chưa từng đầu hàng số phận.
2 giờ trước - Cô gái này sáng tạo in bao vali hình mặt xấu, răn đe trộm cắp nhưng mang lại tiếng cười tại sân bay.
2 giờ trước - Mỗi lần Jenna ra khỏi nhà đều phải hít một hơi thật sâu và chuẩn bị tinh thần chạm trán "kẻ phiền phức".
2 giờ trước - Với nhiều phụ nữ, tuổi 60 là tuổi nghỉ ngơi. Thế nhưng, với một số chị em sau về hưu lại là một chặng đường mới mẻ, đột phá…
3 giờ trước - William Westgate (35 tuổi) muốn cùng các học sinh tạo kỷ niệm đẹp ở cự ly 5km, trước khi bước vào giai đoạn ôn thi đại học căng thẳng sắp tới.