ttth247.com

Sinh viên Bách khoa TP HCM chế tạo robot y tá

5 sinh viên chế tạo robot có thể điều khiển bằng giọng nói, đo lường một vài chỉ số, với hy vọng giảm tải cho y tá trong bệnh viện ở những khâu đơn giản.

Robot y tá Florence do nhóm 5 sinh viên Gia Huy, Trọng Đức, Hà Thanh, Thành Thơ và Đình Thiên, khoa Cơ khí, Điện – Điện tử, Quản lý công nghiệp, Đại học Bách khoa TP HCM, chế tạo vừa giành giải nhất cuộc thi "Bách khoa Innovation 2024" với phần thưởng hơn 50 triệu đồng.

Gia Huy cho biết Florence được trang bị những tính năng tiên tiến như tự động điều hướng, giao tiếp bằng giọng nói, đo lường và phân tích dữ liệu. Robot này được ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) để nhận diện khuôn mặt bệnh nhân, thu thập dữ liệu và hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị.

Cụ thể, khi gặp người bệnh, robot có thể thu thập thông tin cá nhân, nhu cầu khám chữa, đo nhịp tim, nhiệt độ rồi hướng dẫn đến chuyên khoa phù hợp. Sau khi bác sĩ khám, chỉ định điều trị và đơn thuốc, Florence hướng dẫn họ cách sử dụng thuộc và giải đáp thắc mắc. "Y tá" này còn hỗ trợ vận chuyển vật tư, thiết bị y tế trong viện.

Sinh viên Bách khoa TP HCM chế tạo robot y tá

Thành Thơ, một thành viên khác của nhóm, kể ý tưởng phát triển robot y tá được cả nhóm bàn bạc năm ngoái, xuất phát từ tình trạng quá tải, thiếu nhân lực ở các bệnh viện. Sau khi thống nhất, nhóm xây dựng kế hoạch với ba giai đoạn từ thiết kế, chế tạo sản phẩm đến thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và cơ sở y tế, cuối cùng là hợp tác với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ, sản xuất.

Ở giai đoạn đầu, nhóm tính toán chi tiết việc sử dụng linh kiện điện tử, tích hợp các chức năng di chuyển, giao tiếp của robot, cũng như tập trung vào lập trình các tính năng AioT, tự động điều hướng.

"Sản phẩm mới được hoàn thiện ở phạm vi phòng thí nghiệm nên ngoại hình của robot chưa được tối ưu", Thơ nói. "Mục tiêu của nhóm là cải thiện ngoại hình cho Florence, sao cho thân thiện, mềm mại, di chuyển linh hoạt hơn".

Sau giai đoạn này, nhóm sẽ thuyết phục bệnh viện, bác sĩ cho thử nghiệm tại các chuyên khoa, song song với tìm kiếm doanh nghiệp hỗ trợ. Thơ và các thành viên đều xác định đây là khâu khó khăn nhất.

"Chúng em hiểu trong lĩnh vực y tế, yếu tố chính xác, an toàn rất quan trọng nên không kỳ vọng robot thay thế y tá hoàn toàn. Do đó, việc ứng dụng vào những quy trình đơn giản, mang tính lặp đi lặp lại để giảm tải cho đội ngũ y tế và tăng khả năng chăm sóc cho bệnh nhân sẽ là bước tiến lớn", Thơ chia sẻ.

Nhóm sinh viên chế tạo robot  Florence và thầy hướng dẫn (thứ hai từ phải sang). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhóm sinh viên chế tạo robot Florence và thầy hướng dẫn (thứ hai từ phải sang). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thơ cho hay mô hình robot y tá không mới lạ trên thế giới nhưng chưa thể ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam do vấn đề chi phí và độ tương thích về mặt công nghệ, chức năng. Vì thế, nhóm mong muốn làm sản phẩm với tiêu chí "do người Việt, cho người Việt" để giảm giá thành. Thay vì phải bỏ ra khoảng 60.000 USD mỗi năm để nhập khẩu, vận hành, bảo trì một robot y tá từ nước ngoài thì nhóm có thể tự sản xuất với chi phí bằng 1/5.

Hơn hết, khi làm chủ công nghệ thiết kế và sản xuất, người dùng có thể chủ động và nắm rõ quy trình vận hành, bảo dưỡng. Các tính năng của robot cũng được thiết kế phù hợp với đặc tính của bệnh nhân Việt Nam như giao tiếp bằng giọng nói, chăm sóc 24/7, hiểu được văn hóa và phong tục tập quán của người Việt.

"Robot được điều khiển bằng giọng nói nên phù hợp cho tất cả độ tuổi, bất kể khả năng sử dụng công nghệ. Nhóm còn hướng tới tính năng trò chuyện giúp người bệnh giải khuây hoặc liên lạc với người thân qua các ứng dụng mạng xã hội", Gia Huy nói thêm.

Chính những tính năng này là thách thức cho nhóm trong quá trình "dạy" robot, theo Huy. Để có thể điều khiển bằng giọng nói, Florence phải nghe và hiểu được phương ngữ của các vùng, miền khác nhau. Nhóm phải thu thập nhiều tình huống giao tiếp, giọng nói nhiều nơi để robot làm quen và hiểu chính xác. Robot cũng được thiết kế để giọng điệu khi nói chuyện với trẻ em sẽ thoải mái, trẻ trung hơn so với khi giao tiếp với người lớn tuổi.

Nhằm giải quyết tính chính xác khi đưa ra thông tin, hướng dẫn điều trị, nhóm quyết định cá thể hóa từng robot. Mỗi "y tá" sẽ được lập trình phù hợp cho từng chuyên khoa, bệnh viện khác nhau. Do đó, nội dung kiến chức chuyên ngành, tình huống y khoa được đào tạo cho robot sẽ khác nhau, tùy thuộc nhu cầu khách hàng.

Trong vai trò hướng dẫn nhóm, PGS.TS Lê Thanh Long, giảng viên khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa TP HCM, cho rằng sản phẩm này có tiềm năng ứng dụng trong thực tế.

Theo PGS Long, để ứng dụng thực tế trong các bệnh viện, robot cần đảm bảo sự ổn định của các chức năng tích hợp và triển khai thử nghiệm thực tế trong bệnh viện. Một số cải tiến nhóm cần lưu tâm là tối ưu hóa kiểu dáng sản phẩm để dễ di chuyển trong không gian bệnh viện chật hẹp, thay thế linh kiện bằng các mô-đun công nghiệp, tích hợp chip có khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu nhanh hơn. Các thuật toán về nhận diện người dùng, quét khuôn mặt và điều hướng robot cũng cần được tối ưu hóa, đặc biệt khi hoạt động trong môi trường thực tế với số lượng bệnh nhân lớn như ở bệnh viện.

"Quá trình cải tiến có thể kéo dài trong một năm. Khi đưa vào thử nghiệm tại bệnh viện, những góp ý từ đội ngũ y tá, bác sĩ, chuyên gia công nghệ y tế sẽ giúp sản phẩm hoàn thiện tốt hơn", PGS Long cho biết.

Bên cạnh việc cải tiến các tính năng của robot, thời gian tới nhóm Thơ dự định đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm. Phần thưởng hơn 50 triệu đồng từ cuộc thi Bách khoa Innovation là sự động viên thiết thực để nhóm có kinh phí nghiên cứu. Nhưng về lâu dài, nhóm cho hay cần thêm sự hỗ trợ về công nghệ và đồng hành của các doanh nghiệp.

"Cả nhóm xác định đi đường dài, kiên nhẫn với hy vọng một ngày được nhìn thấy y tá Florence được sử dụng trong bệnh viện", Thơ nói.

Lệ Nguyễn

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Những 'chiến binh' Robot AI của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành giải thưởng cao nhất tại chung kết cuộc thi 'ROBOG 2024'' toàn quốc diễn ra vào ngày 22-9 ở TP.HCM.
1 tháng trước - Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.
1 tuần trước - Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian...
5 ngày trước - 'Cà phê thủy nướng' là dự án sáng tạo của nhóm sinh viên năm 4 Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) áp dụng kỹ thuật nướng cà phê bằng nước để bảo toàn hương vị nguyên bản của hạt cà phê.
1 tuần trước - Từ năm 2025, ĐH Quốc gia TP.HCM chủ trương giảm bớt và chỉ giữ lại 3 phương thức tuyển sinh ĐH. Thông tin này được xem là bất ngờ với nhiều học sinh tham gia xét tuyển năm tới. Thậm chí có học sinh nghĩ rằng ĐH này không còn phương thức...
Xem tin bài khác
4 phút trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
2 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
2 giờ trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
3 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...
3 giờ trước - Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chụp tin nhắn của giáo viên gửi trong nhóm phụ huynh với nội dung từ chối nhận quà ngày 20/10 và 20/11.