ttth247.com

Startup muốn làm ‘Grab trong ngành vận tải’, Shark Bình kể lại nỗi đau đứng trên vai người khổng lồ 12 năm trước, sau 4 – 5 năm làm ngon thì bị hất xuống

24/09/2024 14:05 PM | Startup

“Đặc điểm lớn của mô hình kinh doanh này là tính không bền vững”, Shark Bình nhận định. 12 năm trước, ông lập ra Ship Chung, vận hành theo kiểu “đứng trên vai người khổng lồ”. Sau 4 – 5 năm hoạt động rất tốt, startup này bị “người khổng lồ hất xuống”.

Startup muốn làm ‘Grab trong ngành vận tải’, Shark Bình kể lại nỗi đau đứng trên vai người khổng lồ 12 năm trước, sau 4 – 5 năm làm ngon thì bị hất xuống- Ảnh 1.

Không phân biệt được doanh thu và GMV, startup vẫn định giá mình 5 triệu USD

Xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam mới đây, Ghephang.com muốn kêu gọi 250.000 USD đổi lấy 5% cổ phần, tương đương với định giá sau rót vốn là 5 triệu USD.

Chính thức ra mắt thị trường vào tháng 9/2023, Ghephang có hai ứng dụng là Xe Ghép Hàng và Ghép Hàng hướng tới hai đối tượng là tài xế và khách gửi hàng.

Đỗ Sỹ Quang – Nhà sáng lập Ghephang.com - cho biết thị trường hiện có 600 ngàn chiếc xe vận tải nhưng đều gặp phải “nỗi đau” chung chưa thể xử lý triệt để - Xe đi một chiều thì có hàng còn chiều quay lại thì không, gây lãng phí về tài nguyên cũng như ảnh hưởng môi trường.

Ghép Hàng đang giúp khách hàng giảm được 30% chi phí và giúp các nhà xe tăng 30% chi phí trên mỗi đơn hàng”, Nguyễn Anh Tuấn – COO Ghephang.com - cho biết.

Startup muốn làm ‘Grab trong ngành vận tải’, Shark Bình kể lại nỗi đau đứng trên vai người khổng lồ 12 năm trước, sau 4 – 5 năm làm ngon thì bị hất xuống- Ảnh 2.

6 tháng đầu năm 2024, Ghephang đã mở được 11 điểm giao nhận hàng trên toàn quốc, với số lượng xe tải đang hợp tác là 3.000 xe và 1.500 khách gửi hàng thường xuyên.

Về kết quả kinh doanh, Quang cho biết Ghephang ghi nhận 486 đơn vận chuyển/tháng với giá trị trung bình là 3,2 triệu/đơn, thu về 4,76 tỷ. Lợi nhuận trung bình đạt 17,8%.

Chia sẻ về mục tiêu kinh doanh, đại diện Ghephang.com dự kiến đến hết năm 2024 đạt 30 tỷ.

"Soi" số liệu tài chính của startup, Shark Minh Beta chỉ ra rằng với 486 đơn hàng có giá trị mỗi đơn khoảng 3,2 triệu thì tổng giá trị hàng gửi tầm 1,5 tỷ một tháng, startup lấy 17,8% hoa hồng thì doanh số chỉ khoảng từ 260 – 300 triệu mỗi tháng.

Làm sao có thể tin được là một năm có thể đạt được 30 tỷ doanh thu”, Shark Minh Beta thắc mắc.

- “Thời điểm vận tải phát triển nhất là cuối năm…”, Quang đáp lời.

- “Từ đầu năm tới giờ các bạn đạt doanh số bao nhiêu?”, Shark Minh tiếp tục chất vấn.

- “4 tỷ 760 triệu trong 6 tháng”, Quang nói.

- “Đó là giá trị cước của đơn hàng chứ không phải doanh thu”, Shark Vân nói thêm

- “Chúng mình đang nói chuyện về doanh thu. Tháng cao nhất doanh thu của các bạn chỉ đạt 260 – 300 triệu đồng thì không thể nào 6 tháng đầu năm đạt doanh thu hơn 4 tỷ. Số không hợp lý”, Shark Minh nhận định.

Shark Bình kể lại “nỗi đau” đứng trên người khổng lồ, sau 4 – 5 năm làm ngon thì bị người khổng lồ hất xuống

Startup muốn làm ‘Grab trong ngành vận tải’, Shark Bình kể lại nỗi đau đứng trên vai người khổng lồ 12 năm trước, sau 4 – 5 năm làm ngon thì bị hất xuống- Ảnh 3.

Shark Bình nhận định mô hình kinh doanh của Ghephang.com là OTT (Over the top), là đối tượng trung gian, không có nguồn lực gì. Startup đang sử dụng các nguồn lực sẵn có của các hãng vận chuyển khác – những đơn vị có xe - và đi bán hàng cho họ theo các đường tuyến.

Một đặc điểm rất lớn của mô hình kinh doanh này là tính không bền vững”, Shark Bình đánh giá và kể lại trải nghiệm của mình với mô hình kinh doanh tương tự có tên là Ship Chung – startup ông lập ra năm 2012.

4-5 năm đầu hoạt động rất tốt, cũng là OTT với các hãng vận chuyển. Và một đặc điểm của các mô hình kinh tế trung gian này là được một thời gian thì chính bản thân các hãng vận chuyển, các nhà cung cấp dịch vụ vận tải gốc mà các bạn gọi là đang đứng trên vai người khổng lồ ấy họ sẽ hất các bạn xuống”.

“Lúc đấy là khách gửi hàng qua app của bạn, các hãng vận chuyển sẽ liên hệ bảo là thôi về sau anh đừng gửi qua bên này nữa, gửi thẳng bên em, em discount cho anh 5%. Chính tôi đã gặp vết xe đổ đó và tôi khuyên là bạn cũng cần phải cân nhắc lại mô hình kinh doanh của mình”.

Đã có trải nghiệm thất bại với mô hình này, Shark Bình cho biết ông không tin tưởng vào tương lai của Ghephang nên không đầu tư.

Shark Phi Vân nhận xét startup cần nhiều kiến thức và trải nghiệm về tài chính hơn để có phương hướng kinh doanh và nói đúng về con số. “Trước giờ các bạn startup cứ nói về technology, nói về IT nhưng mà cuối cùng kinh doanh mới là vấn đề”, Shark Phi Vân nói và từ chối tham gia thương vụ.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Ông Lê Anh Sơn, Tổng Giám đốc Phenikaa-X cho biết, dựa trên yêu cầu bài toán từ Samsung Electronics Thái Nguyên (SEVT), Phenikaa-X đã nghiên cứu và phát triển giải pháp robot AMR Pallet Mover cho kho hàng của Samsung trong thời gian 4...
1 tháng trước - Ông Trương Gia Bình hé lộ về quá trình hợp tác, bắt tay giữa các tập đoàn công nghệ lớn trong nước với những chuyên gia làm chip ở Mỹ.
3 tuần trước - "Lúc đó tôi hỏi vay mẹ 5,2 triệu đồng, nhưng máy giặt 10 kg giá mười mấy triệu lận. Thế là tôi vào siêu thị điện máy hỏi mua hàng trưng bày, rồi đem máy về mở tiệm giặt ủi. Chỉ có một máy giặt mà không có máy sấy, nên tôi chỉ dùng máy để...
1 tuần trước - Các Shark phản ứng khác nhau khi nghe startup trình bày về mô hình kinh doanh các sản phẩm trò chơi và F&B theo xu hướng (trend).
1 tháng trước - Trên thị trường, VNDIRECT là một trong những công ty chứng khoán có số lượng khách hàng cá nhân nhiều nhất, đồng thời cũng quản lý số tài sản lớn nhất khoảng 200.000 tỷ đồng. Thế nhưng, đây cũng là công ty có chính sách và nguyên tắc lạ...
Xem tin bài khác
19 phút trước - Chiều 24/9, tại tỉnh Ninh Thuận đã diễn ra Chương trình Hội nghị giao thương kết nối xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2024.
19 phút trước - Trong cuộc gặp với Tập đoàn hàng đầu thế giới, Thủ tướng đã nhắc tới 2 dự án siêu cảng có tổng vốn đầu tư khoảng 170.000 tỷ đồng của Việt Nam.
20 phút trước - Vào ngày 24/9, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai năm 2024 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
20 phút trước - Tổng vốn đầu tư của dự án liên doanh sản xuất lắp ráp xe ô tô đặt tại tỉnh Thái Bình dự kiến khoảng 168 triệu đôla Mỹ.
26 phút trước - Ngày 24-9, thông qua báo Tuổi Trẻ, tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) quyết định ủng hộ số tiền 3 tỉ đồng, góp sức cùng nhân dân các địa phương miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ.