ttth247.com

Sự sa sút của bậc thầy bán khống Jim Chanos: Hành trình khép lại của ‘sói già cô độc’

Được biết đến với trí tuệ sắc bén và khả năng chịu đựng áp lực từ các khoản lỗ kéo dài, Jim Chanos đã khẳng định tên tuổi như một trong những nhà bán khống lừng danh nhất thế giới.

Tuy nhiên, ông buộc phải đóng cửa quỹ đầu cơ sau khi không thể huy động đủ vốn để tiếp tục hoạt động, đánh dấu một kết cục trầm lặng cho huyền thoại này.

Sự sa sút của bậc thầy bán khống Jim Chanos: Hành trình khép lại của 'sói già cô độc'

Dám bị ghét bỏ​

Jim Chanos là một trong những nhân vật đáng gờm nhất trên thị trường chứng khoán. Ở thời kỳ đỉnh cao, quỹ đầu cơ Kynikos Associates do ông sáng lập quản lý số tài sản trị giá khoảng 7 tỷ USD. Danh tiếng của Chanos vang xa sau khi ông phát hiện mánh khóe gian lận báo cáo tài chính của công ty năng lượng khổng lồ Enron.

Tuy nhiên, Chanos cũng nổi tiếng là “nhà tư bản thảm họa”. Ông bị doanh nghiệp khởi kiện không ít lần. Nói tóm gọn, Chanos thường bị coi là kẻ phản diện.

Có lẽ điều này không quá ngạc nhiên, bởi Chanos là một nhà bán khống cừ khôi. Ông kiếm sống bằng cách vay và bán cổ phiếu của một doanh nghiệp mà ông cho là sẽ gặp rắc rối.

Khi giá cổ phiếu lao dốc, ông mua vào và trả lại người cho vay, bỏ túi phần lời. Chanos kiếm được tiền khi doanh nghiệp suy sụp. Và khi thị trường gặp khủng hoảng, ví của ông càng dày thêm.

Jim Chanos lớn lên cách xa ngưỡng cửa Phố Wall. Gia đình ông là người nhập cư gốc Hy Lạp, sở hữu một chuỗi cửa hàng giặt khô ở Milwaukee. Chanos theo học tại Đại học Yale, chuyên ngành kinh tế và khoa học chính trị.

Giống như nhiều nhà bán khống khác, Chanos bước vào “nghiệp” này một cách ngẫu nhiên. Khi mới vào làm nhân viên phân tích ở Gilford Securities, ông được giao nhiệm vụ phân tích Baldwin-United – một công ty piano hóa thân thành doanh nghiệp bảo hiểm khổng lồ thông qua một thương vụ mua bán và sáp nhập.

Baldwin là “con cưng” của Phố Wall và hội tụ những nhà đầu tư uy tín như Merrill Lynch. Tuy nhiên, sau khi phân tích kỹ lưỡng, Chanos vẫn viết báo cáo khuyến nghị bán khống Baldwin. Giới đầu tư kịch liệt lên án báo cáo của ông. Luật sư quyền lực Marty Lipton gọi điện cho sếp của Chanos và đe dọa khởi kiện.

Song, một phóng viên của tờ Forbes đã liên lạc với Chanos, nghiền ngẫm các báo cáo và rút ra kết luận rằng nhà phân tích trẻ tuổi đã đúng. Vài tháng sau, Baldwin sụp đổ, trở thành vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ lúc bấy giờ.

Một thời gian ngắn sau, Chanos gia nhập Deutsche Bank ở New York. Nhưng ông sớm bị đuổi việc vì nhiều người có ác cảm với các nhà bán khống. Ông kể lại: “Nhiều người nghĩ tôi là con quỷ có hai sừng và phát tán bệnh tật”.

Thay vì tìm cách xin vào làm tại một công ty tài chính khác, Chanos quyết định tìm con đường riêng. Cùng với người sếp cũ tên Levitas, ông mở Kynikos Associates với số vốn 16 triệu USD.

Một năm sau, Levitas bỏ cuộc vì không thể chịu nổi sự căng thẳng của việc đặt cược chống lại doanh nghiệp và đợi giá cổ phiếu đi xuống.

Sự sa sút của bậc thầy bán khống Jim Chanos: Hành trình khép lại của 'sói già cô độc'

Thương vụ để đời​

Vào năm 1990, Kynikos quản lý khoảng 600 triệu USD. Nhưng Jim Chanos suýt sạt nghiệp khi bong bóng công nghệ kéo thị trường chứng khoán Mỹ lên cao mãi. Ông lỗ lần lượt 30%, 15% và 40% trong năm 1991, 1992 và 1993.

Bước đột phá của Chanos đến vào năm 2001. Ông để mắt đến tập đoàn kinh doanh năng lượng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ là Enron sau khi một bài báo của Wall Street Journal. Bài báo cho biết nhiều công ty cùng ngành dùng phương pháp kế toán “ghi nhận doanh thu ngay khi bán” cho các thỏa thuận kéo dài nhiều năm.

Theo kinh nghiệm của Chanos, những công ty dùng cách kế toán này rất có thể đã thổi phồng lợi nhuận bằng các giả định huyễn hoặc mà ban quản lý tự đặt ra. Ông bắt đầu bán khống Enron vào tháng 11/2000 và bỏ túi lợi nhuận hàng trăm triệu USD khi công ty này đổ vỡ.

Khủng hoảng tài chính 2008​

Chanos là một số ít người nhìn thấy trước và đưa ra cảnh báo về khủng hoảng tài chính và tín dụng ở Mỹ. Bắt đầu từ năm 2006, ông thiết lập các vị thế bán khống quy mô lớn lên các công ty xây dựng nhà ở.

Ông cũng phân bổ tỷ trọng đáng kể trong danh mục của quỹ để đặt cược chống lại các cổ phiếu ngân hàng. Đến mùa hè năm 2008, khi rắc rối của lĩnh vực nợ dưới chuẩn lây lan ra toàn hệ thống và biến thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chanos nhẹ nhàng chốt lời.

Tiếp theo, Chanos hướng mắt sang Trung Quốc. Vào năm 2009, ông xếp đặt các ván cược chống lại những công ty sẽ suy sụp khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc.

Chanos phải chờ khá lâu mới thấy dự đoán thành sự thật. Tới năm 2015, các vị thế bán khống cổ phiếu Trung Quốc chiếm khoảng 20% danh mục của Kynikos.

Và mùa hè năm đó, cổ phiếu Trung Quốc bị bán tháo mạnh. Chanos không tiết lộ số tiền ông kiếm được vì các quy định quản lý, nhưng cho biết ván cược này “sinh lãi rất tốt”.

Sự sa sút của bậc thầy bán khống Jim Chanos: Hành trình khép lại của 'sói già cô độc'

Chương cuối của huyền thoại​

Sau gần 4 thập kỷ, Chanos quyết định đóng cửa Kynikos – được đổi tên thành Chanos & Co. vào năm 2020. Quỹ của Chanos đạt tỷ suất sinh lời 7% vào năm 2020, khi chỉ số S&P 500 lao dốc 18%. Vào năm tiếp theo, lợi nhuận của quỹ tăng 16%. Nhưng những con số này vẫn không ngăn được các nhà đầu tư bỏ đi.

Vào cuối năm 2023, tài sản đang quản lý của Chanos & Co. còn chưa đến 200 triệu USD. Ngày nay, các nhà đầu tư không mấy mặn mà với việc bán khống.

Dữ liệu của nền tảng HFR cho thấy tài sản của các quỹ có khuynh hướng bán khống đã giảm từ mức 7,8 tỷ USD trong năm 2008 xuống 4,6 tỷ USD. Điều này khiến Chanos khó có thể tiếp tục duy trì hoạt động quỹ, bởi các quỹ nghiên cứu sâu thường có chi phí cao.

Ông chuyển đổi Chanos & Co. thành văn phòng gia đình để tiếp tục làm công việc nghiên cứu và cố vấn cho những khách hàng chọn lọc.

Chanos vẫn tin rằng bây giờ chính là “thời kỳ hoàng kim của các vụ gian lận” và là lúc thị trường cần các nhà bán khống hơn bao giờ hết. Nhưng “thị trường giá lên dai dẳng suốt 15 năm” khiến các quỹ bán khống không thể huy động được vốn và phải ngừng cuộc chơi.

Có thể bạn quan tâm

Những phù thủy ẩn danh: Thành công thầm lặng, lợi nhuận khổng lồ

Jack D. Schwager Và Các Phù Thủy Chứng Khoán Ẩn Danh: Tinh Hoa Giao Dịch Từ Những Trader Kín Tiếng

Đặt ngay

Source: happy.live

Các bài tương tự
3 tuần trước - Tại sao Intel từng dẫn đầu ngành chip Mỹ nhưng lại mất dần vị thế từ năm 2018? Bí quyết gì của TSMC đã khiến Intel từng cười nhạo nhưng giờ phải hối hận?
1 tháng trước - Doanh nghiệp đứng sau dự án “thung lũng Silicon” hoang vắng tại Đà Nẵng từng phát triển thần tốc trong những năm trước, đạt quy mô khổng lồ nhưng giờ đây gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
1 tuần trước - Việc kinh doanh sa sút khiến GM đứng trước lựa chọn thu hẹp quy mô kinh doanh hoặc thậm chí rút lui hoàn toàn khỏi Trung Quốc.
2 tuần trước - Các thị trường tài chính tuần qua đã biến động mạnh sau khi Bắc Kinh công bố gói kích thích kinh tế lớn nhất kể từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, liệu tác động từ gói này liệu có kéo dài?
2 tuần trước - Trong những tháng gần đây, chỉ có khoảng 20% lượng giày được bán hết trên trang web của Nike.
Xem tin bài khác
30 phút trước - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) ngày 18/10 công bố quyết định bổ nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với hai phó tổng giám đốc mới.
30 phút trước - Ngày 14 và 15/10/2024, Công ty Tân Hiệp Phát đã tổ chức chuỗi các hội nghị và sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập (15/10/1994 - 15/10/2024) với chủ đề: “Tạo giá trị - niềm tin - yêu thương, phụng sự xã hội”.
38 phút trước - Bầu Đức đang nỗ lực tìm cách mang về lợi nhuận cho Hoàng Anh Gia Lai sau khoảng thời gian dài thua lỗ, đồng thời giảm số nợ lớn.
39 phút trước - Top 5 động lực tăng trưởng cho thị trường bao bì Việt Nam những tháng cuối năm là sự hồi phục của tiêu dùng trong nước, chính sách giảm thuế VAT, sản xuất công nghiệp phục hồi, đặc biệt là sự bùng nổ của thương mại điện tử.
39 phút trước - Công ty cổ phần đầu tư - thương mại - dịch vụ Điện lực (ECinvest) vừa lên tiếng xung quanh việc cựu chủ tịch Lã Quang Bình bị cáo buộc hối lộ cán bộ ngân hàng 200.000 cổ phiếu doanh nghiệp này.