ttth247.com

Suýt chết vì nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi sinh con

AnhMột sản phụ 28 tuổi phải nhập viện sau 7 ngày sinh con vì nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người", khiến bụng bị ăn mòn.

Charleigh Boyne, giáo viên dạy khiêu vũ ở Manningtree, chuyển dạ hồi tháng 4, trải qua quá trình sinh suôn sẻ và được trở về nhà. Tuy nhiên, sau 6 ngày, cô bị sốt cao, phát ban nổi mẩn đỏ ở bụng, các vết tổn thương trông như bị bỏng.

"Tôi đau đớn và liên tục run rẩy, có cảm giác xương cốt sắp gãy vụn", cô kể lại hôm 25/8.

Boyne lập tức quay trở lại bệnh viện để kiểm tra. Kết quả chụp CT, xét nghiệm cho thấy cô nhiễm vi khuẩn viêm cân hoại tử, còn gọi vi khuẩn "ăn thịt người" ăn mòn bụng.

Đây là dạng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp, nhưng cực kỳ nguy hiểm. Bệnh phát triển khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, thường qua vết cắt hoặc vết xước nhỏ. Khi sinh sôi, chúng giải phóng độc tố giết chết mô và cắt đứt lưu lượng máu đến khu vực đó. Vì rất độc nên vi khuẩn lây lan nhanh chóng khắp cơ thể.

Các triệu chứng nhiễm khuẩn bao gồm sưng u, đỏ trên da, bầm tím lan rộng nhanh chóng, đổ mồ hôi, ớn lạnh, sốt và buồn nôn. Một số bệnh nhân bị sốc và suy nội tạng. Người bệnh cần được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tử vong, bằng kháng sinh liều cao và phẫu thuật để loại bỏ các mô chết. Nhiều người phải cắt cụt chi nếu bệnh lan qua cánh tay hoặc chân. Bệnh nhân có thể lựa chọn ghép da sau khi tình trạng nhiễm trùng đã hết.

Loại vi khuẩn gây bệnh viêm cân hoại tử. Ảnh: National Geographic

Loại vi khuẩn gây bệnh viêm cân hoại tử. Ảnh: National Geographic

Để điều trị tình trạng chết người, Boyne phải làm phẫu thuật. Ca mổ kéo dài 6 giờ, sau đó cô rơi vào trạng thái hôn mê trong hai ngày. Các bác sĩ cho biết nếu không phẫu thuật kịp thời, Boyne có thể không bảo toàn được tính mạng.

Sau ca mổ, cô mắc chứng rối loạn sang chấn tâm lý (PTSD) và có một vế sẹo dài 12 cm ở phần bụng. Cô cho biết bản thân đã khỏe hơn về mặt thể chất, nhưng vẫn đang trong quá trình hồi phục về tinh thần. Vết sẹo ảnh hưởng đến sự tự tin, khiến cô không dám nhìn vào gương.

Tuy nhiên, Boyne cảm thấy lạc quan vì con gái cô được sinh ra một cách khỏe mạnh, hạnh phúc. Cô đã thành lập một quỹ để hỗ trợ cho Bệnh viện Colchester, nơi được bác sĩ cứu mạng.

Thục Linh (Theo Daily Mail)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Hà Nội- Sau ăn tiết canh lợn ngoài quán, thanh niên 27 tuổi sốt rét run, khi vào viện đã hôn mê, bác sĩ phát hiện nhiễm liên cầu lợn, nguy kịch.
2 ngày trước - Bé trai này bị béo phì nặng, chỉ trong 6 tháng gần đây tăng cân nhanh chóng từ 25kg lên 60kg, hạn chế vận động, gặp khó khăn khi ngủ. Bé suýt chết vì bị nhiễm cúm A/H1.
2 ngày trước - TP HCM- Bé trai 4 tuổi nặng 60 kg, ho sốt, nhập viện thở nặng nhọc, lơ mơ, bác sĩ chẩn đoán nguy kịch do cúm A/H1 (còn gọi cúm lợn).
1 tuần trước - Mới đây một nữ bệnh nhân 20 tuổi phải nhập viện Từ Dũ cấp cứu trong tình trạng nguy kịch sau khi lên mạng đặt mua thuốc tự phá thai. Tình trạng rao bán thuốc phá thai tràn lan bất chấp số tuần tuổi của thai nhi, gây hệ lụy khó lường.
1 tháng trước - Để lại “dấu hôn” trên cổ người yêu là sở thích của nhiều người, nhưng điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.