ttth247.com

Tại sao người trẻ Mỹ lười sinh con?

Chi phí nuôi con và kỳ vọng ngày càng tăng của việc làm cha mẹ khiến người trẻ không chỉ đẻ muộn, đẻ ít hơn, mà còn ít khả năng sinh con hơn.

Ở New Orleans, bang Louisiana, Beth Davis, 42 tuổi đại diện cho những quan điểm mới của thế hệ Millennials. "Tôi sẽ không làm hỏng động lực trong cuộc sống của mình vì bất cứ điều gì, đặc biệt là một người phụ thuộc 100% vào tôi", cô nói.

Vợ chồng Davis đã chung sống hơn 10 năm nhưng không sinh con. Họ chuyển đến New Orleans một năm trước để tìm kiếm niềm vui ở thành phố này và những người cùng thế hệ không sinh con khác.

Mỗi tháng họ tiết kiệm 4.500 USD để nghỉ hưu ở tuổi 50, 2.600 USD trả tiền thuê nhà, khoảng 8.000 USD còn lại chủ yếu dùng để tận hưởng cuộc sống. "Nếu có con, số tiền này sẽ biến mất", Davis nói.

Davis và Edenfield tận hưởng cuộc sống của họ ở New Orleans

Davis và Edenfield tận hưởng cuộc sống của họ ở New Orleans.. Ảnh: WSJ

Trong suốt lịch sử loài người, việc có con được xem là mục tiêu chính của tuổi trưởng thành. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết hiện nay, sinh con không còn là lựa chọn.

Trong một khảo sát năm 2021, Trung tâm nghiên cứu Pew phát hiện 44% người từ 18 đến 49 tuổi không có con cho biết họ không có khả năng để có con, tăng từ 37% những người nói điều tương tự vào năm 2018.

Khi ngày càng nhiều phụ nữ tiếp cận được biện pháp tránh thai và tham gia lực lượng lao động vào những năm 1970, định hình lại cuộc sống gia đình và kỳ vọng về giới tính, người Mỹ bắt đầu sinh ít con hơn. Đến năm 1980, số con trung bình của mỗi gia đình là 1,8, giảm từ mức cao nhất là 3,6 trong thời kỳ Baby Boomer, theo Gallup.

Không giống thế hệ trước, người Mỹ trẻ tuổi không coi trẻ em là yếu tố có thể tạo nên cuộc sống có ý nghĩa. So với các tham vọng cá nhân và nghề nghiệp khác, khoản đầu tư nuôi dạy con cái không phải lúc nào cũng có lợi.

Các nhà kinh tế cho biết, khi áp lực phải sinh con giảm đi, nhiều người cảm thấy họ cần phải đạt được vị thế tài chính, tình cảm và xã hội lý tưởng thì mới sinh con.

Giovanni Perez, 38 tuổi, ở Bronx, New York đang cố gắng thuyết phục vợ mình, Mariah Sanchez, 32 tuổi, vì chứng kiến nhiều người kinh tế kém hơn vẫn có con.

Song vợ anh không đồng ý. Là con của người mẹ đơn thân và có em trai kém 15 tuổi, Sanchez lớn lên bằng việc thay tã và cho em bú bình. Trước khi có con, cô muốn chuyển từ căn hộ một phòng ngủ đến một nơi rộng rãi hơn. Cô cũng hy vọng sẽ thăng tiến trong công ty quảng cáo, lý tưởng nhất cả hai vợ chồng tăng gấp đôi thu nhập.

"Tôi biết cảm giác của một đứa trẻ mà cha mẹ không có sự chuẩn bị cho chúng", Sanchez nói. Tuy nhiên, cô thừa nhận, số tiền cô nghĩ mình cần kiếm được trước khi có con thấp hơn nhiều so với vài năm trước. "Cảm giác như một mục tiêu di động", cô nói.

Giovanni Perez và Mariah Sanchez cùng chú chó săn thỏ Prowler tại căn hộ của họ ở Bronx.

Giovanni Perez và Mariah Sanchez cùng chú chó tại căn hộ của họ ở Bronx. Ảnh: WSJ

Khó có căn cứ nào để biết cần bao tiền nuôi một đứa trẻ. Song có thực tế, cha mẹ đang chi nhiều hơn cho con cái những nhu cầu cơ bản như nhà ở, thực phẩm và giáo dục, phần lớn là do giá cả tăng. Tuy nhiên, còn một yếu tố quan trọng khác là họ được kỳ vọng cung cấp cho con nhiều cơ hội và trải nghiệm hơn.

Theo phân tích dữ liệu của Cục Thống kê Lao động và Bộ Nông nghiệp Mỹ, các hộ gia đình trung lưu có con đang học mẫu giáo đã tăng gấp bốn lần chi tiêu cho việc chăm sóc trẻ em, trong giai đoạn từ 1995 đến 2023. Tuy nhiên, chỉ có khoảng một nửa mức tăng là do giá cả tăng, nửa còn lại do phụ huynh lựa chọn dịch vụ chăm sóc được cá nhân hóa hoặc được chất lượng hơn cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi.

"Mọi người nói rằng nuôi contốn kém hơn, nhưng phần lớn lý do là vì việc nuôi dạy con cái trở nên chuyên sâu nên phải chi nhiều tiền hơn", nhà kinh tế học Melissa Kearney, Đại học Maryland, người nghiên cứu về trẻ em và gia đình cho biết.

Theo Kearney, bao đời nay việc nuôi dạy con cái luôn tốn kém, mất thời gian và luôn xung đột với các ưu tiên khác. Điều thay đổi là ngày càng có nhiều người quyết định không sinh con.

Các nghiên cứu cũng cho thấy những người càng trì hoãn việc có con, càng ít có khả năng sinh con. Một lý do là phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ vô sinh và biến chứng thai kỳ cao hơn.

Edenfield tham gia một lớp học tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe toàn diện. Anh cũng đang viết một cuốn tiểu thuyết

Edenfield tham gia một lớp học tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe toàn diện. Anh cũng đang viết một cuốn tiểu thuyết

MJ Petroni và Oleg Karpynets đều bước vào tuổi 20 với mong muốn được làm bố. Bây giờ ở độ tuổi cuối 30, họ không còn nhìn thấy con cái trong tương lai.
"Tôi nhận ra để có một cuộc sống trọn vẹn không nhất thiết phải có những đứa con", Petroni, 39 tuổi, người điều hành một công ty chiến lược AI ở Portland, Oregon cho biết.

Một trong các lý do anh không sinh con là vì muốn chăm sóc cho cha mẹ. Năm qua, anh đã chi hơn 100.000 USD cho chi phí y tế, sinh hoạt cũng như đi lại thăm hỏi. "Tôi muốn dành cho bố mẹ nhiều hơn khả năng hiện tại", anh nói và cho biết thêm rằng điều đó sẽ khó thực hiện hơn nếu có con.

Còn đối với cặp Allie Mills và Connor Laubenthal, người sẽ kết hôn vào năm tới cho biết hầu hết bạn bè xung quanh họ đều không có ý định sinh con.

Mills, 27 tuổi, làm việc cho một công ty công nghệ cho biết những bất ổn về chính trị, biến đổi khí hậu khiến họ mất niềm tin vào việc sinh con. Khả năng làm mẹ duy nhất của cô nếu xảy ra là nhận nuôi.

Mối quan tâm khác của cặp đôi là tài chính. Cả hai có công việc lương cao nhưng khó để mua nhà ở Boston. Họ tính toán có thể nghỉ hưu ở tuổi 55 nếu không sinh con. Còn nếu có hai con, thời gian nghỉ hưu bị đẩy lùi xuống 68 tuổi.

"Đó là một khoảng cách lớn", đôi vợ chồng sắp cưới nói và quyết định: Nghỉ hưu sớm và bỏ qua những đứa con.

Bảo Nhiên (Theo WSJ)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Họ đã bắt đầu đi dọn rác trên kênh từ tháng 12-2022. Họ đã dọn được hơn 2.000 tấn rác từ 150 dòng kênh ở nhiều tỉnh thành.
1 tháng trước - GS-TS Nguyễn Thiện Nhân, đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, vừa có đề xuất giảm giờ làm việc của người lao động (8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng...
3 tuần trước - Nhiều câu chuyện của bạn trẻ được chia sẻ để nhắc nhở nhau phải khám bệnh tổng quát, đừng lười mà sinh ra rắc rối.
1 tháng trước - Mở đầu câu chuyện, chị Cao Thị Sen quả quyết: 'Tôi phải cho con đi học, chỉ mong có sức khỏe, vất vả cỡ nào tôi cũng chấp nhận được. Đời tôi thất học rồi, không thể để cháu theo chân mẹ được'.
6 ngày trước - Theo dõi chương trình "Anh trai say hi", cộng đồng mạng đã tỏ ra thích thú khi tài khoản phụ vốn được giấu kín của các thần tượng lần lượt được các "anh trai" bật mí trên sóng. Cùng với đó, các bạn trẻ tiết lộ, không chỉ có những người...
Xem tin bài khác
12 phút trước - Amazon vừa ra quyết định yêu cầu toàn bộ nhân viên đến văn phòng làm việc 5 ngày một tuần, trở thành công ty công nghệ lớn đầu tiên trên thế giới từ bỏ chế độ làm việc từ xa và quay lại nề nếp làm toàn thời gian tại văn phòng.
12 phút trước - Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 được ví như hành trình kiếm tìm "cảm hứng khởi nghiệp xanh", ưu tiên những ý tưởng, mô hình, giải pháp, sản phẩm khởi nghiệp thân thiện môi trường, tạo ra giá trị thiết thực cho cộng đồng.
28 phút trước - Nữ sinh khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Vinh cũng vừa giành được danh hiệu lớn tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024.
31 phút trước - Bằng tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, thanh niên Thừa Thiên-Huế đã tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước…
31 phút trước - Bắt đầu hiến máu tình nguyện từ năm 2011, đến nay anh Kiều Sĩ Nguyên (33 tuổi), thôn Yên Lạc 2, xã Cần Kiệm, H.Thạch Thất (TP.Hà Nội), đã có 57 lần hiến máu và tiểu cầu cứu người.