ttth247.com

Tại sao việc Fed hạ lãi suất lại quan trọng đối với thị trường thế giới?

Tại sao việc Fed hạ lãi suất lại quan trọng đối với thị trường thế giới?- Ảnh 1.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell tại một phiên điều trần ở Washington, Mỹ, ngày 9 tháng 7 năm 2024.

Quy mô điều chỉnh lãi suất lần đầu tiên của chu kỳ giảm này đến nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Trong khi cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ là một yếu tố phức tạp khác đối với các nhà đầu tư. Hiện mọi người đang cố gắng dự đoán về ý định của các nhà hoạch định chính sách Mỹ và hy vọng nền kinh tế này sẽ hạ cánh mềm.

"Chúng tôi vẫn chưa biết chu kỳ này sẽ như thế nào - liệu nó sẽ giống như năm 1995, lãi suất chỉ giảm tổng cộng 75 điểm cơ bản, hay sẽ giảm 500 điểm cơ bản như giai đoạn 2007-2008?", Kenneth Broux, giám đốc nghiên cứu về doanh nghiệp, tiền tệ và lãi suất của Societe Generale cho biết.

Dưới đây là những nhận định về các vấn đề đang được chú ý trên thị trường thế giới:

1/ CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI DÕI THEO FED

Vào mùa xuân, khi lạm phát của Mỹ có vẻ cao ‘cứng đầu’ hơn dự kiến, các nhà đầu tư đã đặt câu hỏi liệu những ngân hàng khác như Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hay Ngân hàng Canada (BOC) có thể cắt giảm lãi suất nhiều đến mức nào nếu Fed vẫn giữ nguyên trong năm nay, trước khi đồng tiền của họ suy yếu quá mức làm tăng thêm áp lực giá.

Cuối cùng thì cũng đến lúc Mỹ bắt đầu hạ lãi suất và điều này giúp xoa dịu những khu vực đang phải đối mặt với tình trạng kinh tế yếu hơn Mỹ.

Các nhà giao dịch đã gia tăng tỷ lệ đặt cược vào việc các ngân hàng trung ương khác sẽ cắt giảm lãi suất, sau khi khi kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed tăng lên gần đây.

Tuy nhiên, họ định cho rằng châu Âu sẽ hạ lãi suất ít hơn so với Fed do ECB và Ngân hàng Anh (BoE) có vẻ cảnh giác hơn về những rủi ro liên quan đến lạm phát.

Niềm tin vào việc Fed bắt đầu hạ lãi suất mang lại động lực cho thị trường trái phiếu toàn cầu - thường diễn ra đồng bộ với thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, Đức và Anh đều sẽ giảm lần đầu tiên trong quý kể từ cuối năm 2023, khi Fed dự kiến sẽ có động thái xoay trục chính sách.

Tại sao việc Fed hạ lãi suất lại quan trọng đối với thị trường thế giới?- Ảnh 2.

Dự kiến lãi suất của Fed và ECB.

2/ CƠ HỘI CHO NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CỦA CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI

Lãi suất ở Mỹ giảm xuống có thể tạo thêm không gian để các ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi nới lỏng chính sách và hỗ trợ tăng trưởng trong nước.

Trong số 18 thị trường mới nổi mà Reuters theo dõi, có khoảng một nửa đã bắt đầu cắt giảm lãi suất trong chu kỳ này, đi trước Fed, với các nỗ lực nới lỏng tập trung ở các nền kinh tế mới nổi thuộc Mỹ Latinh và châu Âu.

Nhưng những biến động và bất ổn xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã làm lu mờ triển vọng nới lỏng tiền tệ.

"Cuộc bầu cử Mỹ sẽ có tác động lớn đến điều này vì tùy thuộc vào các chính sách tài khóa khác nhau, nó thực sự làm phức tạp chu kỳ cắt giảm", Trang Nguyen, giám đốc chiến lược tín dụng các nền kinh tế mới nổi toàn cầu của BNP Paribas cho biết. "Chúng ta có thể thấy nhiều hành động đặc thù của các ngân hàng trung ương dựa trên điều đó (chính sách của Tổng thống mới của Mỹ)."

Tại sao việc Fed hạ lãi suất lại quan trọng đối với thị trường thế giới?- Ảnh 3.

Lãi suất của các nền kinh tế mới nổi.

3/ USD SẼ GIẢM GIÁ MẠNH?

Những nền kinh tế hy vọng việc cắt giảm lãi suất của Mỹ sẽ làm suy yếu thêm đồng USD - từ đó đẩy nội tệ của họ tăng giá lên - có thể sẽ thất vọng.

JPMorgan lưu ý rằng, trong số 3 trong 4 chu kỳ giảm lãi suất gân đâu nhất của Fed, đồng USD đều mạnh lên sau đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên.

Triển vọng của đồng USD sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi mức lãi suất của Mỹ so với các nước khác chứ không phải bởi lãi suất của Mỹ giảm.

Các cuộc thăm dò của Reuters cho thấy đồng yên Nhật Bản và franc Thụy Sĩ – những đồng tiền được coi là nơi trú ẩn an toàn - có thể chứng kiến mức giảm tương ứng với lãi suất của Nhật Bản và Thụy Sỹ so với lãi suất của Mỹ, dự kiến giảm gần một nửa vào cuối năm 2025, trong khi đồng bảng Anh và đô la Úc chỉ có thể có được lợi thế về lợi suất cận biên ( marginal yield ) so với đồng USD.

Trừ khi đồng USD trở thành đồng tiền có lợi suất thực sự thấp, nếu không nó sẽ tiếp tục giữ được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ở các nước khác.

Trong khi đó, các nền kinh tế châu Á đã dẫn đầu thị trường tiền tệ toàn cầu về xu hướng tăng khi Fed hạ lãi suất, với đồng won của Hàn Quốc, đồng baht của Thái Lan và đồng ringgit của Malaysia tăng vọt trong tháng 7 và tháng 8. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã lấy lại được toàn bộ những gì đã mất từ đầu năm đến nay so với đồng bạc xanh.

Tại sao việc Fed hạ lãi suất lại quan trọng đối với thị trường thế giới?- Ảnh 4.

Sự hấp dẫn của lợi suất USD.

4/ CHỨNG KHOÁN SẼ TĂNG ĐIỂM?

Đà tăng giá cổ phiếu toàn cầu, vốn đã chững lại gần đây do lo ngại về triển vọng tăng trưởng ở các đầu tàu kinh tế, có thể tiếp tục nếu lãi suất của Mỹ giảm thúc đẩy hoạt động kinh tế và giúp tránh được suy thoái.

Chỉ số chứng khoán toàn cầu đã giảm hơn 6% trong ba ngày vào đầu tháng 8 sau khi Mỹ công bố dữ liệu thị trường việc làm yếu kém.

"Thị trường sẽ luôn không ổn định xung quanh lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed, khi mà mọi người vẫn băn khoăn với câu hỏi tại sao các ngân hàng trung ương lại cắt giảm", Emmanuel Cau, giám đốc chiến lược cổ phiếu châu Âu của Barclays cho biết.

"Nếu lãi suất giảm xuống mà không có suy thoái, đó là kịch bản giữa chu kỳ giảm lãi suất, thì thông thường thị trường (cổ phiếu) có xu hướng tăng trở lại", ông Cau cho biết, đồng thời nói thêm rằng Barclays ưu tiên các lĩnh vực được hưởng lợi từ lãi suất giảm, chẳng hạn như bất động sản và tiện ích.

Nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm cũng sẽ có lợi ở Châu Á, mặc dù chỉ số chứng khoán Nhật Bản Nikkei đã giảm hơn 10% so với mức cao kỷ lục của tháng 7 do đồng yên tăng giá và lãi suất của Nhật Bản tăng.

Tại sao việc Fed hạ lãi suất lại quan trọng đối với thị trường thế giới?- Ảnh 5.

Các kịch bản của chỉ số chứng khoán toàn cầu.

5/ KIM LOẠI TỎA SÁNG

Trong các mặt hàng, kim loại quý và kim loại cơ bản như đồng sẽ được hưởng lợi từ việc Fed cắt giảm lãi suất. Trong đó, đối với kim loại cơ bản, triển vọng nhu cầu của Mỹ và việc nền kinh tế này sự hạ cánh mềm là yếu tố then chốt.

Lãi suất giảm xuống và đồng USD yếu đi, không chỉ làm giảm chi phí của việc nắm giữ kim loại mà còn làm giảm chi phí mua kim loại đối với những người sử dụng các loại tiền tệ khác, từ đó có thể trở thành động lực thúc đẩy hoạt động mua những kim loại này.

"Lãi suất cao là lực cản quan trọng đối với kim loại cơ bản và nó dẫn tới sự biến dạng đáng kể nhu cầu kim loại vật chất theo hướng tiêu cực - do việc bán tháo - và gây sức ép lên các phân khúc nhu cầu cuối thâm dụng vốn", Ehsan Khoman của MUFG cho biết.

Kim loại quý cũng có thể tăng giá khi lãi suất của Mỹ giảm. Vàng, thường có mối quan hệ ngược chiều với lợi suất của Mỹ vì hầu hết nhu cầu vàng là cho mục đích đầu tư, nên giá vàng thường tăng vượt trội hơn các kim loại khác trong quá trình Fed cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, chiến lược gia thị trường John Reade của Hội đồng Vàng Thế giới cảnh báo giá vàng thế giới hiện đang ở mức cao kỷ lục, nhưng các nhà đầu tư nên thận trọng.

"Các nhà đầu cơ trên thị trường vàng tương lai Comex (của Mỹ) đang thận trọng vào điều này". "Có thể (hiện tượng giá cao kỷ lục hiện nay) là trường hợp mua tin đồn và bán sự thật", ông Reade cho biết.

Tại sao việc Fed hạ lãi suất lại quan trọng đối với thị trường thế giới?- Ảnh 6.

Biến động giá hàng hóa trong các chu kỳ giảm lãi suất của Fed.

Tham khảo: Reuters

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Các cá nhân và gia đình giàu rất có thể là động lực khiến nhu cầu với vàng tăng kỷ lục trong quý II.
3 tuần trước - Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Điệp, với tình hình kinh tế xã hội ổn định, lạm phát luôn được kiểm soát tốt, cộng với yếu tố nâng hạng thị trường, khả năng rất cao việ Fed hạ lãi suất lần này sẽ không gây hiệu ứng xấu cho thị trường chứng khoán...
1 ngày trước - Nhóm phân tích ABS đánh giá việc hệ thống ngân hàng đẩy mạnh tăng tín dụng sẽ cải thiện thanh khoản của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
2 tuần trước - Giá vàng hôm nay 30/8/2024 trên thị trường quốc tế lấy lại đà tăng sau khi giảm nhanh trước đó, duy trì ngưỡng 2.500 USD/ounce. Giá vàng trong nước nghe ngóng, bất động trước kỳ nghỉ lễ 2/9.
2 tuần trước - Theo chuyên gia FiinGroup, nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn nhóm ngành đang ở đầu chu kỳ hồi phục về lợi nhuận hoặc có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ phía trước, có nền định giá hấp dẫn hoặc chiết khấu đáng kể sau nhịp điều chỉnh của thị...
Xem tin bài khác
53 phút trước - Mới đây, kênh TikTok chính thức của Đảng Dân chủ đã công khai sử dụng bài hát New Woman của Lisa (BLACKPINK) làm nhạc nền cho video tranh cử của bà...
1 giờ trước - Ngày 17/9, Tập đoàn Sun Group và BrauKon & Camba - Thương hiệu danh tiếng của Đức trong lĩnh vực sản xuất bia - đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, phát triển dòng sản phẩm bia thủ công cao cấp Sun KraftBeer, đồng thời mở rộng mô...
1 giờ trước - Kiểm Toán Nhà nước vừa tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác cán bộ. Theo đó, 21 lãnh đạo cấp vụ của cơ quan này được điều động, bổ nhiệm chức danh mới.
1 giờ trước - Đây là nhận định của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng viên tổng thống đảng Cộng hoà, xung quanh động thái của Fed.
1 giờ trước - Một người Nhật 59 tuổi cho biết ông chưa từng nghe đến chuyện tàu Shinkansen gặp sự cố tách rời toa trong đời.