ttth247.com

Tặng sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ: có khó không?

Tìm sách cho trò là một trong những việc các thầy cô giáo vùng lũ phải lo trong những ngày qua. Đây cũng là mối quan tâm của nhiều nhóm từ thiện.

Làm sao để học sinh vùng bị bão lũ có sách giáo khoa trở lại trường là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những ngày qua.

Đừng gây nhiễu thông tin

Cộng đồng mạng đang bàn về "sự phức tạp" hơn so với trước kia khi quyên góp và tặng sách giáo khoa cho học sinh vùng bão lũ.

Hiện có nhiều sách giáo khoa do các đơn vị khác nhau biên soạn, phát hành. Việc lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng cũng do nhu cầu của mỗi nhà trường. Ngay trong một trường học có thể sử dụng sách giáo khoa của các đơn vị khác nhau.

Trong một khối lớp có thể môn toán sử dụng sách của nơi này, môn tiếng Việt sử dụng sách của nơi khác. Học sinh các lớp 5, lớp 9, lớp 12 thì còn không sử dụng lại được sách cũ mà phải mua mới hoàn toàn.

Thực tế này khiến nhiều nhóm cứu trợ khá bối rối trong việc vận động quyên góp sách giáo khoa đúng với nhu cầu của mỗi nhà trường. 

Nếu không phân loại, và đáp ứng đúng nhu cầu mà cứ gom sách giáo khoa đóng thùng gửi đi như trước đây thì sẽ xảy ra tình trạng thừa những sách giáo khoa không dùng đến và có thể vẫn thiếu sách giáo khoa học sinh cần.

Những bức ảnh của học sinh bị ướt, hỏng sách giáo khoa từ mùa bão lũ nhiều năm trước đây lại được một vài người dẫn lại trên mạng xã hội để nói về "cái khó" trong việc chọn đúng sách giáo khoa để đi tặng học trò vùng bão lũ năm nay.

Trên mạng xã hội, hay trong các nhóm thiện nguyện, lại có thêm nhiều ý kiến "đòi" thống nhất một bộ sách giáo khoa để không gây khó cho việc tặng sách giáo khoa(?!). Việc đưa thông tin, hình ảnh chưa chuẩn kiểu này cũng làm rối thêm cho việc quyên góp để tặng sách giáo khoa cho học trò vùng lũ.

Quyên góp sách giáo khoa có khó không?

Năm 2020, đúng vào năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bắc miền Trung lụt nặng. Rất nhiều học sinh ở Hà Tĩnh bị mất toàn bộ sách giáo khoa. Năm đó, lớp 1 bắt đầu học chương trình mới. Để có sách giáo khoa cho học sinh học, không thể dùng sách cũ mà phải đặt mua mới.

Chị Vy, đại diện một nhóm thiện nguyện, kể lại chị đã liên hệ với phòng GD-ĐT hai huyện của Hà Tĩnh và ngay trong ngày, chị nhận được thống kê số đầu sách giáo khoa mới theo từng môn của lớp 1 cần cấp lại.

Nhóm chị Vy liên hệ ngay với đơn vị xuất bản. Có một số sách giáo khoa còn tồn kho, một số đã hết nhưng đơn vị này cũng quyết định nhanh chóng in bổ sung số còn thiếu, đồng thời cấp xe và cử người chuyên chở sách giáo khoa giao tận nơi giúp nhóm chị Vy. Tất cả chỉ trong 3 - 4 ngày.

Lần này khi học sinh nhiều tỉnh phía Bắc thiếu sách giáo khoa do bão lũ, nhóm chị Vy cũng tính sẽ thực hiện như lần hỗ trợ Hà Tĩnh. Sau một ngày gọi đi các nơi chị cho biết: các tỉnh miền núi phía Bắc phản ứng rất nhanh và họ cũng tiếp nhận rất nhiều nguồn cứu trợ khác nhau.

Thực sự là không khó khăn phức tạp nếu các trường cung cấp nhanh con số thống kê đầu sách giáo khoa theo môn và theo loại (đơn vị xuất bản). Các đội thiện nguyện căn cứ vào thống kê đó để vận động theo đúng loại sách giáo khoa hoặc liên lạc với đơn vị xuất bản để đặt mua mới.

"Nếu ai gửi sách giáo khoa gì cũng nhận, rồi chuyển đến các nơi bị bão lũ thì vừa tốn công chuyên chở, tốn sức phân loại. Cách làm như vậy sẽ khiến cho công việc khó khăn, phức tạp hơn. Nhưng nếu có sự kết nối cụ thể, quyên góp đúng nhu cầu thì sẽ hiệu quả", chị Vy cho biết.

Tôi liên hệ một nhóm thiện nguyện chỉ quyên góp sách giáo khoa cũ ở Hưng Yên. Chị Hằng, một thành viên nhóm, cho biết: "Cách bọn mình làm là liên hệ với phòng giáo dục và các trường bị ảnh hưởng nặng để xin danh mục sách giáo khoa họ cần.

Dựa vào đó, bọn mình mới kêu gọi quyên góp. Khi nhận được sách giáo khoa, nhóm phân loại theo đầu sách, loại sách của mỗi lớp rồi gửi đi đúng danh mục các trường cần. Cách làm này không lãng phí, trao đúng thứ cho người cần".

Người quen của tôi, hiệu trưởng ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết trường đang giúp một trường kết nghĩa ở Yên Bái mua lại sách giáo khoa cho học sinh lớp 5. Trường đó sử dụng cả sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều.

Theo danh mục trường gửi, chúng tôi báo cho Công ty Sách và thiết bị trường học, họ cung cấp theo yêu cầu. Mọi việc thực hiện qua điện thoại, email và chuyển khoản chứ chúng tôi không phải mua từ Hà Nội mang lên.

Cô Bùi Thị Ngọc, phó hiệu trưởng Trường THCS Quang Kim (huyện Bát Xát, Lào Cai) - nơi bị ngập nước rất nặng, cho biết: "Trường có khoảng 100 học sinh hỏng, mất sách giáo khoa. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm liên lạc với gia đình học sinh, nắm tình hình thiệt hại và mất sách vở, đồ dùng học tập.

Ngay trong ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi có bản tổng hợp nhu cầu cấp lại sách giáo khoa và gửi cho tổ chức cứu trợ. Buổi đầu tiên học sinh đi học lại sau lũ, chúng tôi đã có sách giáo khoa phát lại cho học sinh rồi".

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thống kê sơ bộ có 25 tỉnh ở khu vực phía bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Có khoảng 190 tên sách học sinh (HS) từ lớp 1 đến lớp 12 cần bổ sung tới các địa phương (không tính các chuyên đề tự chọn bậc THPT).
6 ngày trước - Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát trao 10.000 sách giáo khoa và dụng cụ học tập cho học sinh tại 9 tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.
3 tuần trước - Mất sách giáo khoa sau lũ, nhiều trường ở Yên Bái, Lào Cai phải đi xin, gấp rút tìm mua bổ sung, thậm chí photo cho học sinh dùng tạm.
1 tháng trước - Chiều qua 17.9, lễ ký kết Chương trình tiếp sức trở lại trường hỗ trợ trẻ em hậu bão số 3 (Yagi) - "Nối vòng tay ấm" diễn ra đầy ấm áp, xúc động tại tòa soạn Báo Thanh Niên.
1 tháng trước - Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết: Tính đến ngày 18.9, đã tặng 2.200 bộ sách giáo khoa, trị giá 550 triệu đồng, tới các tỉnh bị thiệt hại nặng, như: Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên... Thông qua Công đoàn ngành...
Xem tin bài khác
16 phút trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
16 phút trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
1 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...
1 giờ trước - Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chụp tin nhắn của giáo viên gửi trong nhóm phụ huynh với nội dung từ chối nhận quà ngày 20/10 và 20/11.
4 giờ trước - Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên hệ vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa sẽ được cấp học bổng khuyến khích học tập như sinh viên chính quy.