ttth247.com

Tây Ninh: 3 trường hợp sốc phản vệ do bị ong vò vẽ đốt

Bị ong đốt khi đang chơi, làm vườn, đi ngoài đường

Bé N. (6 tuổi, ngụ Trảng Bàng, Tây Ninh) được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nổi mề đay rải rác toàn thân kèm sốt sau khi bị ong đốt 2 mũi vào tay. Mẹ bé cho biết, bé bị ong đốt vào tay khi đang đi ngoài sân, sau đó bé nổi mề đay toàn thân, đau nhức nên bé nhanh chóng được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Ngày 9.9, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tấn Phát, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, cho biết bé được xác định là sốc phản vệ do nọc độc của ong gây ra. Các bác sĩ đã tiến hành xử trí hồi sức cho bệnh nhi, tích cực điều trị theo phác đồ sốc phản vệ. Ba ngày sau đó, sức khỏe bệnh nhi đã hoàn toàn hồi phục và đã được xuất viện.

Ngay sau đó, khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận một nam thanh niên tên T. (34 tuổi, cùng ngụ Trảng Bàng, Tây Ninh) được phòng khám khu vực chuyển đến trong tình trạng lơ mơ, khó thở. Gia đình cho biết, anh T. bị ong vò vẽ đốt 1 mũi ở vùng đùi trong lúc ra ngoài vườn nhà.

Ngay khi tiếp nhận, ê kíp đã tiến hành quy trình cấp cứu nhanh chóng, chuyển khoa Hồi sức tích cực và Chống độc để điều trị tích cực. Sau 24 giờ điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định và được chuyển về khoa Nội tổng quát. Hiện tại, bệnh nhân đã được xuất viện.

Sau đó một ngày, khoa Cấp cứu tiếp tục tiếp nhận thêm trường hợp bệnh nhân nữ T. (48 tuổi, ngụ Trảng Bàng, Tây Ninh). Trong lúc đang đi bộ ngoài đường, bà T. bị tổ ong vò vẽ rớt trúng và bị ong đốt chi chít tại vùng cánh tay, đầu, vai, gần 20 mũi. Sau đó tại vị trí các vết đốt bị sưng nề, đau dữ dội nên bà nhanh chóng được gia đình đưa đến bệnh viện. Bệnh nhân được điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc. Do được cấp cứu sớm nên bệnh nhân may mắn đã qua cơn nguy kịch và đang dần hồi phục.

Tây Ninh: 3 trường hợp sốc phản vệ do bị ong vò vẽ đốt- Ảnh 1.

Hình ảnh vết ong đốt trên tay bệnh nhân

ẢNH: BSCC

Ong vò vẽ là loài có nọc độc rất mạnh

Bác sĩ Phát cho biết, ong vò vẽ là loài có nọc độc rất mạnh. Khi bị đốt, tùy theo số lượng nốt đốt mà người bệnh có các biểu hiện như: đau nhức tại vết đốt (đau nhức rất nhiều), nổi mề đay, sốc phản vệ gây khó thở, tụt huyết, nặng hơn là trụy tim mạch (sốc phản vệ nặng không được xử lý kịp thời) và bệnh viện cũng đã từng tiếp nhận không ít người bệnh bị ong vò vẽ đốt trên 100 nốt, biến chứng suy thận, tổn thương gan rối loạn đông máu phải tiến hành lọc thận.

Trong trường hợp bị ong đốt, hãy nhanh chóng làm sạch vết thương, dùng vật cứng nhẹ nhàng lấy ngòi ong ra (không dùng tay nặn) và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các biện pháp dân gian khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ.

"Để phòng tránh bị ong vò vẽ đốt, bác sĩ khuyến cáo người dân nên cẩn trọng khi làm việc ngoài trời, đặc biệt ở những khu vực có nhiều cây cối, bụi rậm. Nếu phát hiện tổ ong gần khu vực sinh sống, hãy liên hệ với các đơn vị chuyên trách để xử lý, tránh tự mình tiếp cận và phá tổ ong", bác sĩ Phát khuyến cáo.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sóc Sơn, Hà Nội đang là điểm nóng của bệnh dại khi có nhiều người bị chó cắn và phơi nhiễm với bệnh dại.
1 tháng trước - Cả nước ghi nhận khoảng 2.000 ca sởi trong 8 tháng, 18 tỉnh thành nguy cơ dịch gia tăng, Bộ Y tế khẩn cấp tiêm vaccine cho trẻ 1-10 tuổi nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch.
3 ngày trước - Với các bệnh viện, cơ sở y tế tại các vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, Bộ Y tế lưu ý, không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế thanh toán đối với các nạn nhân.
1 tuần trước - Nhiều bệnh viện ngập sâu trong nước, mất điện, mất sóng, bác sĩ phải dùng đèn pin, đèn dầu để phẫu thuật, ép tim cứu bệnh nhân nguy kịch trên ca nô.
1 tuần trước - Yên Bái - Chiếc ca nô chở nạn nhân nữ 31 tuổi đến trung tâm y tế huyện chòng chành rung lắc giữa nước lũ, bác sĩ nỗ lực ép tim bệnh nhân để ngăn ngừng đập.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.