ttth247.com

Thầy giáo một tay thành tiến sĩ ở tuổi 68

Khi lên 6 tuổi, ông bị đạn bắn trúng tay và mất bàn tay phải. Tuy vậy ông vẫn cố gắng vươn lên, nỗ lực học tập và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò xuyên suốt 44 năm đứng trên bục giảng.

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, thầy Nhuận nhấn mạnh vai trò của việc học trong cuộc sống và niềm vui, hạnh phúc khi được truyền lửa cho mỗi học sinh.

Chỉ có học mới thay đổi cuộc sống

* Thưa ông, việc mất bàn tay phải ảnh hưởng như thế nào đối với việc học của ông?

- Tôi nhớ năm 1962 tôi được 6 tuổi, bị tai nạn đứt lìa bàn tay phải. Kể từ đó tôi bắt đầu rèn viết bằng tay trái. Hồi đó được đi học là khó khăn lắm. Gia đình tôi vất vả để tôi đi học nên dù khó cỡ nào tôi cũng cố gắng.

Tôi biết mình đã mất một tay, không chịu học thì lớn lên không thể có tương lai được.

Lúc nhỏ bạn bè hay chọc ghẹo, đi xe cũng là một thử thách nhưng tôi vẫn rèn luyện. Ai nói gì mặc kệ, tôi chỉ chăm chú vào chuyện học và lấy đó làm niềm vui, đam mê.

Lớn lên để chạy được xe máy đi dạy, tôi tự chế một vòng sắt bọc ở tay ga xe máy vừa đủ để đút khuỷu tay vào. Sau đó dùng dây buộc lại và vặn ga theo cảm giác. Thế rồi khi đã đi dạy, dần dần mọi việc cũng ổn theo thời gian.

* Trong suốt 44 năm giảng dạy, kỷ niệm nào đáng nhớ nhất đối với ông?

- Tôi có một cô học trò tên là Lý Thị Thủy (43 tuổi, hiện là giáo viên Trường Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên). Thủy là học sinh đặc biệt của tôi.

Năm Thủy vào lớp 10 thì gia đình gả chồng. Tuy nhiên Thủy vẫn muốn đi học nên nhờ tôi nói chuyện với gia đình nhà chồng hoãn thời gian cưới lại để em ấy học hết cấp III. Thủy rất thích học nên tôi thương lắm.

Học xong cấp III, Thủy lại đậu đại học và đi học tiếp. Đến năm 3 đại học, Thủy cưới chồng. Sau khi ra trường và có việc làm, Thủy lại nuôi một lúc em mình, chồng mình và em chồng đi học đại học.

Em ấy quá ham học và giỏi giang. Sau này chính Thủy cũng đã nói với tôi là nhờ việc đi học mới giúp em trở thành cô giáo và biến cả gia đình mình thành những người có trình độ, cuộc sống thay đổi hoàn toàn.

Địa lý cho tôi niềm vui ngập tràn

* Động lực nào thôi thúc ông đi học tiến sĩ khi đã ngoài 60 tuổi và 68 tuổi trở thành tiến sĩ?

- Từ nhỏ, tôi rất thích nghiên cứu, tìm hiểu về môn địa lý. Tôi thấy nó cho mình niềm vui ngập tràn nên tôi quyết tâm phải học thật nhiều về nó để có thêm kiến thức và truyền đạt cho học trò.

Tôi nhớ đến thầy giáo năm cấp III của tôi. Thầy dạy môn địa lý, lịch sử rất hay. Chính thầy đã truyền thêm cảm hứng cho tôi sau này.

Thầy có nói với tôi một câu: Bác Hồ từng nói Lênin khuyên chúng ta học, học nữa, học mãi. Chúng ta cứ hãy lắng nghe lời Bác chỉ dạy. Người là vị cha già kính yêu của dân tộc. Những lời Người dạy dỗ không bao giờ sai nên tôi nhớ mãi và luôn nhắc mình phải tiếp tục học.

Năm 1981, tôi tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Huế với ngành địa lý. Lúc đó tôi muốn học lên nữa nhưng nhà tôi khó khăn quá. Tôi đành gác lại mong ước của mình.

Mãi 20 năm sau ngày tốt nghiệp, từ năm 1997 - 2021, tôi mới được học và tốt nghiệp cử nhân lịch sử Trường ĐH Khoa học Huế và thạc sĩ chuyên ngành địa lý - giáo dục dân số tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Lúc đó tôi vui lắm.

Và năm 2019, lúc đó tôi 63 tuổi thì mới có điều kiện học lên tiến sĩ. Khi đó tôi là người lớn tuổi nhất lớp và cả trường ai cũng bất ngờ. Cả nhà tôi ai cũng vui và chúc tôi đạt được ước nguyện trên con đường học vấn.

Lúc đó do dịch COVID-19 nên việc học của tôi ngưng trệ và kéo dài đến giờ này. Tôi thật sự rất vui và cũng đang tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về địa lý.

* Theo ông, việc giảng dạy môn địa lý hiện nay thế nào và ông có lời khuyên gì dành cho các đồng nghiệp trẻ không?

- Để biến môn địa lý trở thành môn học yêu thích của các em học sinh là không dễ mà cũng không khó. Cái khó là làm sao thầy cô giáo truyền được cảm hứng học tập, nghiên cứu, tìm tòi về môn này cho các em học sinh của mình. Như thế, môn học mới trở nên thú vị đối với các em.

Nghĩa là các bạn đừng truyền đạt kiến thức chuyên môn một cách máy móc mà hãy lồng ghép các kiến thức liên quan để gia tăng chỉ số cảm xúc của học sinh, để biến mỗi ngày đến trường của các em trở thành một ngày vui. Khi đó môn học tự nhiên sẽ lôi cuốn học sinh.

Đối với tôi, tôi luôn xem trường học là nhà và học trò là con. Tôi luôn muốn gần gũi và chia sẻ kiến thức với các em học sinh của mình để các em ngày một trưởng thành, giỏi giang hơn và đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thu nhập của hướng dẫn viên nội địa khoảng 25-30 triệu đồng mỗi tháng, có thể lên tới 40-60 triệu nếu dẫn khách đi nước ngoài, theo nhiều nhân sự và chuyên gia.
1 tháng trước - 36 năm công tác trong ngành giáo dục, lễ khai giảng năm nay thật đặc biệt với thầy giáo Lê Xuân Hạnh (54 tuổi) ở Trường Tiểu học Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà).
1 tháng trước - Đồng hành nghiên cứu về vật liệu dẫn thuốc điều trị ung thư, Giang và Quân cùng lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 27, được nhận vào làm việc tại Đại học Massachusetts, Mỹ.
1 tháng trước - Từ sở thích đọc sách về cây cỏ và làm vườn, Ngọc Mỹ quyết định theo đuổi lĩnh vực Sinh học, trúng học bổng tiến sĩ toàn phần của Đại học Harvard, Mỹ.
2 ngày trước - 'Cuộc đời em gắn liền với những lần nắm tay. Đó là cái nắm tay của ba mẹ khi em chào đời, và cái nắm tay của ba mẹ khi người nói lời tạm biệt thế giới. Rồi thầy cô xuất hiện, nắm tay em và nói với em rằng, em phải tiếp tục tiến về phía...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
4 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
4 giờ trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
5 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...
5 giờ trước - Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chụp tin nhắn của giáo viên gửi trong nhóm phụ huynh với nội dung từ chối nhận quà ngày 20/10 và 20/11.