ttth247.com

Thể thao Việt Nam khi nào hết tay trắng tại Olympic: Tụt hậu nghiêm trọng

Hình ảnh lực sĩ cử tạ Trịnh Văn Vinh bật ngửa ra sàn đấu vì thất bại trong cả 3 lần nâng tạ ở nội dung cử giật cách đây 1 ngày - đau xót thay - chính là hình ảnh của cả nền thể thao nước nhà khi ra biển lớn. Olympic 2024, chúng ta không thể thắng nổi chính mình…

Người hâm mộ thất vọng tràn trề khi thể thao VN không giành bất kỳ thành tích nào tại Olympic Paris 2024. VN luôn đứng đầu SEA Games nhưng thua xa các nước trong khu vực ở đấu trường lớn nhất hành tinh.

Thể thao Việt Nam khi nào hết tay trắng tại Olympic: Tụt hậu nghiêm trọng- Ảnh 1.

Đô cử Trịnh Văn Vinh thất bại tại Olympic 2024

NGHỊCH LÝ ĐẮNG CAY

Những con số thống kê thành tích phần nào cho thấy sự đầu tư chưa trúng đích của thể thao VN trong thời gian qua. Sau cú đột phá đoạt 1 HCV, 1 HCB củaHoàng Xuân Vinh tại Olympic Brazil 2016, thể thao VN liên tiếp trắng tay khi không đoạt được tấm huy chương nào ở Olympic Tokyo 2021, và gần nhất ở Olympic Paris 2024 đang diễn ra. Đã có rất nhiều kỳ vọng từ sau tấm HCV lịch sử của Hoàng Xuân Vinh về cú hích cho thể thao VN ở đấu trường Olympic, nhưng 8 năm dài đằng đẵng, chúng ta không tận dụng để bứt phá mà còn "cài số lùi".

Nghịch lý là ở 2 kỳ SEA Games 31 (năm 2022), SEA Games 32 (năm 2023), thể thao VN thống trị ngôi đầu khu vực Đông Nam Á với số HCV lên hơn 100 chiếc. Nhưng rồi khi bước ra đấu trường lớn hơn như ASIAD, Olympic, thành tích của đoàn VN thụt lùi rất sâu so với các nước cùng khu vực. Ở Olympic Paris 2024, VN chỉ có 16 VĐV đoạt vé tham dự trong khi Thái Lan có đến 51 VĐV, Indonesia 29 VĐV, Malaysia 26 VĐV, Singapore 23 VĐV, Philippines 22 VĐV. Tính đến hôm qua, các nước Đông Nam Á có tên trên bảng huy chương Olympic Paris là Philippines (2 HCV, 2 HCĐ), Thái Lan (1 HCV, 2 HCB, 2 HCĐ), Malaysia (2 HCĐ), Indonesia (1 HCĐ), còn thể thao VN không có nổi tấm huy chương nào.

Điểm chung mang đến thành công của các nước Đông Nam Á tại Olympic phát huy được sự đầu tư hiệu quả ở các môn thể thao, các nội dung phù hợp với thể trạng "thấp bé nhẹ cân, nhanh nhẹn". Carlos Yulo, người mang về cho Philippines 2 tấm HCV môn TDDC, chỉ cao 1,5 m. Võ sĩ Panipak mang về HCV cho Thái Lan môn taekwondo ở hạng cân dưới 49 kg. Hạng cân nhẹ của cử tạ, rồi cầu lông cũng là thế mạnh của các nước Đông Nam Á và họ cũng có huy chương từ các môn này. 20 năm trước tại Olympic Sydney 2000, thể thao VN ghi dấu ấn với tấm HCB taekwondo của Trần Hiếu Ngân. Chúng ta cũng có 1 HCB của Hoàng Anh Tuấn (Olympic Bắc Kinh 2008), 1 HCĐ của Trần Lê Quốc Toàn (Olympic London 2012) ở môn cử tạ. Chìa khóa về việc đầu tư cho các môn, nội dung phù hợp đã được chỉ ra, nhưng trong thời gian dài (2 kỳ Olympic liên tiếp), thể thao VN thụt lùi đặt ra dấu hỏi lớn về sự hiệu quả trong việc đầu tư.

VÌ SAO OLYMPIC VẪN XA TẦM VỚI?

Kỳ Olympic thứ hai liên tiếp "trắng" huy chương cho thấy vấn đề rất cũ của thể thao VN, đó là đầu tư dàn trải. Thay vì tập trung cho các môn trọng điểm hay VĐV trọng điểm, nguồn lực của thể thao bị trải ra quá nhiều môn. Bởi vậy mới có thực trạng, thể thao VN đua tốt ởSEA Games, có nhiều VĐV ở đẳng cấp Đông Nam Á, nhưng tiến ra châu Á hay thế giới lại không có mũi nhọn nào, khi phần lớn VĐV được huấn luyện, đầu tư "cào bằng" như nhau. Lấy ví dụ, Singapore đã tốn tới hàng triệu USD để Joseph Schooling tập huấn và thi đấu, trước khi kình ngư này đạt tới đẳng cấp đánh bại Michael Phelps trên đường đua 100 m bơi bướm (Olympic Rio 2016). Hay ngôi sao TDDC Carlos Yulo của Philippines được đào tạo bài bản trong môi trường thể thao học đường, kết hợp với tập huấn quốc tế, nhận học bổng đào tạo lên tới hàng chục nghìn USD mỗi năm từ khi mới 12 tuổi, mới có ngày hôm nay, đoạt 2 HCV Olympic để đưa thể thao Philippines sang trang.

Thể thao Việt Nam khi nào hết tay trắng tại Olympic: Tụt hậu nghiêm trọng- Ảnh 2.

Panipak (Thái Lan) trở thành VĐV Đông Nam Á đầu tiên bảo vệ được ngôi vô địch Olympic

Thể thao VN có bao nhiêu VĐV được đầu tư trọng điểm với kinh phí và chiến lược hoạch định rõ ràng như vậy? Lấy ví dụ trường hợp của Trịnh Thu Vinh. Nữ xạ thủ sinh năm 2000 được đầu tư trong 2 năm qua với những chuyến tập huấn tại Hàn Quốc, Bulgaria, tham gia nhiều giải đấu lớn cùng chuyên gia Park Chung-gun. Tuy nhiên, từng ấy đầu tư là chưa đủ để thu hẹp cách biệt với những VĐV trưởng thành từ cường quốc bắn súng như Hàn Quốc, vốn được huấn luyện bài bản cả về kỹ thuật lẫn tâm lý nhờ phương pháp đào tạo ưu việt, hay chất lượng cơ sở vật chất mà thể thao VN chưa thể… mơ tới. Thu Vinh đã chứng minh tiềm năng với hạng tư thế giới, nhưng ranh giới giữa hạng tư và huy chương còn rất xa.

Thể thao Việt Nam khi nào hết tay trắng tại Olympic: Tụt hậu nghiêm trọng- Ảnh 3.

Carlos Yulo (Philippines) giành 2 HCV 

Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt chia sẻ: "Thể thao VN còn nhiều hạn chế, như hệ thống thi đấu trong nước thiếu các giải đỉnh cao; các môn thể thao trọng điểm chưa có hệ thống thi đấu từ cấp tiểu học và phong trào tập luyện chưa phát triển rộng khắp; hệ thống cơ sở vật chất còn thiếu; thiếu lực lượng HLV trình độ cao, được đào tạo bài bản, đủ khả năng huấn luyện các VĐV tầm cỡ khu vực; khó thuê chuyên gia đẳng cấp thế giới do hạn chế về tiền lương; thiếu các loại thực phẩm chức năng chuyên sâu đảm bảo dinh dưỡng cho VĐV; chế độ đãi ngộ còn thiếu so với các nước trong khu vực và thế giới; thiếu nguồn lực để ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến".

VĐV VN CUỐI CÙNG DỪNG CUỘC CHƠI SỚM

Hôm qua 8.8, VĐV Nguyễn Thị Hương đã về đích ở vị trí cuối cùng vòng loại nội dung thuyền đơn nữ canoeing C1 - 200 m. Kết quả như vậy khiến cô mất suất vào bán kết. Tiếp đó, cô thi đấu ở tứ kết để tìm vé vớt nhưng với việc về vị trí thứ 6, Hương chính thức dừng cuộc chơi ở Olympic 2024. Hương là thành viên cuối cùng của đoàn thể thao VN thi đấu tại Olympic Paris. Nguyễn Thị Hương 23 tuổi, quê Vĩnh Phúc, từng giành 5 trong 8 HCV canoeing của VN tại SEA Games 31 trên sân nhà. SEA Games 32 không có môn canoeing, nhưng Hương vẫn tham dự môn đua thuyền truyền thống, cùng đội tuyển VN giành 3 HCV. Cô có năng khiếu thể thao, từng tham gia các môn đẩy gậy, vật tự do, trước khi bén duyên với đua thuyền. Hương giành suất dự Olympic qua vòng loại châu Á tháng 4.2024, với thông số 49,351 giây. Đến nay, Nguyễn Thị Hương chính là VĐV đầu tiên trong lịch sử canoeing VN đoạt vé đến Olympic.

Lĩnh Nam

Liệt kê từng ấy vấn đề, nhưng sau cùng vẫn phải về với yếu tố cốt lõi: chiến lược. Ông Hoàng Vĩnh Giang, cố Phó chủ tịch Ủy ban Olympic VN, từng khẳng định: "Khẩu hiệu và phương châm của Olympic là nhanh hơn, cao hơn và mạnh hơn. VĐV VN chúng ta khi thể chất chưa mạnh, tốc độ, sức bền, sức nhanh chưa tốt thì rất khó tạo nên đột phá ở Olympic, rất khó trở thành một phần của những tiêu chí mà Olympic luôn hướng tới. Lộ trình để đưa một VĐV đỉnh cao VN trở thành VĐV có đủ lực, đủ trí, đủ tài đua tranh tại Olympic thực sự gian nan và cần có những kế hoạch chi tiết, kỹ lưỡng, không được bỏ qua bất kỳ một công đoạn nào, một khâu nào, dù nhỏ nhất hoặc tưởng là nhỏ nhất". (còn tiếp)

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thể thao VN thiếu rất nhiều yếu tố để thực sự đột phá ở Olympic. Nếu chỉ định hướng và đầu tư như hiện nay, ngày thoát khỏi 'cái bóng' SEA Games vẫn còn rất xa…
1 tháng trước - Chỉ có hiểu rõ thực trạng của thể thao VN, phân tích thấu đáo những tồn tại yếu kém và học hỏi bằng thái độ cầu thị các nước cùng khu vực vừa giành thành tích tốt tại Olympic 2024, các nhà quản trị thể thao nước nhà mới có thể "vẽ" nên...
1 tháng trước - Một trong những vấn đề cốt lõi khiến thể thao VN chưa có đường băng để 'cất cánh', đó là nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
1 tháng trước - Các chuyên gia giàu tâm huyết với thể thao nước nhà đã phân tích rất sâu sắc về những nguyên nhân khiến các VĐV của chúng ta trắng tay ở đấu trường Olympic.
1 tháng trước - Thêm một kỳ Thế vận hội trắng tay nữa với đoàn thể thao Việt Nam. Đúng ngày 7.8 của 8 năm trước, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh làm nên lịch sử với tấm HCV ở Olympic Rio. Còn ngày 7.9"8.2024 lại là cột mốc buồn khi Việt Nam coi như khép lại...
Xem tin bài khác
17 phút trước - Anh- Sau trận hòa 0-0 ở lượt đầu vòng bảng Champions League, HLV Pep Guardiola ca ngợi Inter phòng ngự lùi sâu chắc chắn, khiến Man City không tạo nhiều cơ hội.
37 phút trước - Phong độ ấn tượng của Messi tại Inter Miami khiến nhiều người tin tưởng anh sẽ tiếp tục thi đấu tại World Cup 2026.
1 giờ trước - Pháp- Sai lầm của thủ môn Paulo Gazzaniga ở phút 90 giúp PSG thắng Girona 1-0, ở trận ra quân Champions League 2024-2025.
1 giờ trước - Sau trận hòa 0-0 ở lượt đầu vòng bảng, HLV Simone Inzaghi tiếc nuối vì Inter phung phí cơ hội và không thể trở thành CLB đầu tiên thắng trên sân Man City tại Champions League kể từ năm 2018.
2 giờ trước - Chỉ sau trận mở màn giải cầu lông Trung Quốc mở rộng 2024, tay vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh đã mang về cho mình khoản tiền thưởng khấm khá.