ttth247.com

Thở khí dung tại nhà được không?

Tôi bị viêm mũi họng, nghẹt mũi, khó thở. Tôi tự thở khí dung tại nhà được không, thưa bác sĩ? (Thu Hà, 30 tuổi, Đồng Nai)

Trả lời:

Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc dưới dạng sương mù, tác động trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp. Thuốc dưới dạng sương sẽ bám dính lớp lông trên niêm mạc đường hô hấp, tác động trực tiếp lên vùng viêm nhiễm, hỗ trợ giảm triệu chứng, nhanh hồi phục.

Đây là phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định cho người bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản hoặc một số trường hợp cần làm loãng đờm, hen cấp tính. Thở khí dung phù hợp cho người lớn và trẻ em. Tại bệnh viện, người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn, hỗ trợ để quá trình thở khí dung dễ chịu và đúng kỹ thuật.

Nếu bạn viêm mũi họng, muốn thực hiện phun khí dung tại nhà bằng máy phun khí dung thì cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc và số lần. Tùy mức độ, tình trạng bệnh, bác sĩ chỉ định loại thuốc và liều lượng khác nhau. Bạn không tự ý sử dụng thuốc để thở khí dung. Phương pháp này có quy định chặt chẽ về chống nhiễm trùng. Sau mỗi lần thở khí dung tại nhà, bạn nên vệ sinh máy.

Người bệnh thở khí dung tại nhà không đúng chỉ định của bác sĩ, không đúng kỹ thuật, có nguy cơ tắc nghẽn đường thở do đờm, làm tăng hấp thụ nước khi nước được đưa vào cơ thể do phun khí dung. Người bệnh hen suyễn có thể bị co thắt phế quản do các hạt khí dung gây ra. Virus, vi khuẩn, nấm từ môi trường dễ xâm nhập vào đường hô hấp gây nhiễm trùng.

Người bệnh nên ngừng thở khí dung khi đang thực hiện mà ho nhiều hoặc thuốc phun khí dung sủi bọt vì có thể thuốc đang có vấn đề. Không lạm dụng vì dễ khiến lệ thuộc thuốc, về lâu dài gây tổn thương phổi, giảm chức năng khứu giác. Người bệnh cần ngồi đúng tư thế khi dùng máy, kiểm tra loại thuốc và lưu lượng, súc miệng, rửa mặt sau khi thở khí dung.

Bác sĩ không khuyến khích người bệnh hen suyễn thở khí dung ở nhà khi chưa tham khảo ý kiến. Trong một số trường hợp, nước muối sinh lý (Natri clorid - NaCl 0,9%) cũng được nhiều người bệnh sử dụng để làm sạch, sát khuẩn. Xông khí dung bằng nước muối sinh lý giúp nước muối dễ dàng thẩm thấu, làm sạch niêm mạc họng và khí quản.

Sử dụng máy phun khí dung tại nhà là cách dùng thuốc thuận tiện, hiệu quả. Tuy nhiên, để thực hiện đúng cách, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về loại máy, loại thuốc và tần suất.

Thạc sĩ, bác sĩ CKI Trương Minh Thịnh
Trung tâm Tai Mũi Họng
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Thời gian gần đây, có nhiều người ngộ độc khí CO dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng mà nguyên nhân chính là do các thiết bị quen thuộc trong gia đình.
1 tháng trước - Ngủ đủ giấc, giảm lượng muối, uống ít nước trước khi đi ngủ, đắp mắt bằng dưa chuột có thể cải thiện vùng da trũng, thâm dưới mắt.
1 tháng trước - Ho gà lây qua nụ hôn hoặc khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với đồ vật có dịch tiết đường hô hấp chứa mầm bệnh, phòng ngừa nhờ tiêm chủng.
2 tuần trước - 'Các nhà khoa học đã xác định được khoảng thời gian người lớn tuổi cần đi bộ mỗi ngày để kéo dài tuổi thọ'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
3 tuần trước - Tắm khoáng nóng tại nhà theo cách của người Nhật Bản có thể giúp nâng cao sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
Xem tin bài khác
8 phút trước - Thông qua phân tích dữ liệu hàng trăm nghìn bệnh nhân khắp thế giới, một nhóm các nhà nghiên cứu y khoa đã phát hiện ra rằng, nhiều căn bệnh được cho là khởi phát do sự cô đơn. Công trình khoa học này được công bố trên tạp chí Nature...
42 phút trước - Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
1 giờ trước - Là đối tác chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam hơn một thập kỷ qua, Takeda đã gắn bó sâu sắc và mang đến nhiều giải pháp phòng ngừa, điều trị tiên tiến, góp phần cải thiện sức khỏe cho người dân.
1 giờ trước - Kháng thuốc là một trong 10 mối đe dọa toàn cầu, trong đó có Việt Nam, khi 1/3 số thuốc kháng sinh sử dụng ở nước ta được cho là "không phù hợp".
1 giờ trước - Tôi hay bị nghẹt mũi một bên, chảy nước mũi, cảm giác khó thở. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh gì, điều trị thế nào? (Hồng Anh, Bến Tre)