ttth247.com

Thỏa thuận Kinh tế sạch, công bằng có Việt Nam tham gia, đi vào hiệu lực

Các Thỏa thuận kinh tế sạch, công bằng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bắt đầu có hiệu lực, đánh dấu bước tiến nhằm thúc đẩy quá trình giảm phát thải khí carbon và hợp tác kinh tế trong khu vực.

Ngày 12-10, Hãng thông tấn Kyodo đưa tin Thỏa thuận Kinh tế sạch và Kinh tế công bằng lần lượt có hiệu lực vào ngày 11-10 và 12-10.

Đây là 2 trong số 4 trụ cột chính của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF), mở ra cơ hội hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa các nước thành viên nhằm hướng tới phát triển kinh tế và thương mại bền vững dựa trên công bằng và năng lượng sạch.

Theo Thỏa thuận Kinh tế Sạch, 14 nước IPEF đặt mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng trong khu vực thông qua các nỗ lực như phát triển năng lượng hydrogen, tăng cường sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững và nâng cao khả năng mua bán điện sạch.

Thỏa thuận Kinh tế công bằng có các điều khoản nhằm ngăn ngừa tham nhũng, cải thiện tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý thuế, như tăng cường bảo vệ người báo cáo tham nhũng và đưa ra các quy định để trừng phạt các hoạt động bất hợp pháp trong quy trình mua sắm của chính phủ.

Các thành viên IPEF đã hoàn tất thảo luận về hai thỏa thuận trên vào tháng 11-2023 tại Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2023 diễn ra ở San Francisco, Mỹ.

Trước đó, thỏa thuận về tăng cường chuỗi cung ứng cũng có hiệu lực vào tháng 2. 

Thỏa thuận cuối cùng về thương mại vẫn đang trong quá trình thảo luận và các nước thành viên vẫn còn nhiều khác biệt về vấn đề thương mại số.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố IPEF tại Tokyo vào tháng 5-2022, nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với các nước ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

14 quốc gia tham gia đàm phán, bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Singapore, Brunei và Fiji.

Khuôn khổ kinh tế IPEF được chia thành 4 trụ cột gồm thương mại; chuỗi cung ứng, nền kinh tế sạch và nền kinh tế công bằng. Chiếm 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, IPEF là một hiệp định thương mại thế hệ mới, trong đó không bao gồm các cam kết cắt giảm thuế quan.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
4 ngày trước - Theo Hãng tin Kyodo News, Thỏa thuận kinh tế sạch và Thỏa thuận kinh tế công bằng thuộc Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) do Tổng thống Mỹ Joe Biden khởi xướng vào năm 2022 lần lượt có hiệu lực từ ngày 11-10 và 12-10.
3 tuần trước - Nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 và làm việc tại New York, Mỹ, sáng 23-9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia.
1 tháng trước - Tuyên bố chung Việt Nam - Lào sau chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith gồm 10 điểm, nhấn mạnh các định hướng lớn tăng cường hơn nữa quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
1 tuần trước - Sau nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 7-10.
2 tuần trước - Chiều tối 3-10 theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Dublin, thủ đô Dublin, lên đường tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp.
Xem tin bài khác
16 phút trước - Ông Trump liên tục tung ra những cảnh báo để khiến người Mỹ sợ hãi về vấn đề nhập cư hay kinh tế, khiến bà Harris chật vật tìm cách đối phó.
58 phút trước - Các tỉ phú Mỹ như Mark Cuban và Elon Musk đang tích cực tham gia vận động cử tri trong cuộc bầu cử được cho là tốn kém nhất từ trước đến nay.
58 phút trước - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO hoặc sẽ theo đuổi việc sở hữu vũ khí hạt nhân, dù nhấn mạnh phương án thứ nhất.
6 giờ trước - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói các chính sách mới như đất đai, thẻ căn cước đều hướng đến đảm bảo quyền lợi của người Việt Nam ở nước ngoài giống như trong nước.
6 giờ trước - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sẽ không dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil vào tháng 11 và lệnh bắt giữ của ICC không phải là yếu tố cần để tâm.