ttth247.com

Thời tiết thất thường, vì sao nhiều người hay đau đầu?

Viêm xoang: Thủ phạm lớn nhất

ThS.BS Lê Ngô Minh Như - phòng khám tai mũi họng - mắt, Bệnh viện Đại học Y Dược - cơ sở 3 - cho biết viêm xoang hay viêm mũi xoang là tình trạng viêm nhiễm của các xoang cạnh mũi, gây ra bởi vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc do các phản ứng dị ứng.

Các xoang là những hốc rỗng nằm trong xương sọ, được phủ bởi lớp niêm mạc mỏng và liên kết với hốc mũi qua các lỗ thông.

Khi viêm xoang xảy ra, các niêm mạc xoang bị sưng tấy, gây tắc nghẽn các lỗ thông và làm ứ đọng dịch nhầy.

Điều này dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, nghẹt mũi, chảy mũi. Trong đó đau đầu là triệu chứng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc xoang, gây ra các triệu chứng viêm xoang, bao gồm cả đau đầu.

Cụ thể khi nhiệt độ giảm đột ngột, niêm mạc xoang bị kích thích, dẫn đến sự tăng sản xuất dịch nhầy.

Sự tăng tiết dịch này có thể làm tắc nghẽn các lỗ thông của xoang, gây áp lực lên các xoang và dẫn đến đau đầu, đau có thể lan đến vùng trán, vùng gò má hoặc vùng sau mắt.

Với thời tiết hanh khô, niêm mạc mũi và xoang bị kích thích gây ra tình trạng khó chịu và viêm, khi niêm mạc mũi xoang viêm sẽ nhanh chóng sưng, làm tắc nghẽn hốc xoang và gây ra nghẹt mũi, đau đầu.

Hoặc khi tăng áp suất khí quyển thay đổi dẫn đến sự chênh lệch áp suất giữa các hốc xoang và môi trường bên ngoài, gây cảm giác đau và căng tức các hốc xoang mà gây đau đầu.

Điều trị viêm xoang ra sao khi thay đổi thời tiết?

Bác sĩ Minh Như cho biết thêm điều trị viêm mũi xoang hay đau đầu do viêm xoang đều dựa trên nguyên tắc sử dụng thuốc và biện pháp hỗ trợ để kiểm soát triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm xoang trở nặng.

Đối với tình trạng phải dùng thuốc, người bệnh có thể sẽ được bác sĩ chỉ định một số các loại thuốc có thể dùng điều trị viêm xoang như: thuốc hạ sốt, giảm đau để kiểm soát nhiệt độ và giúp giảm đau. 

Thuốc kháng sinh (nếu có nhiễm khuẩn) được khuyến cáo sử dụng nếu viêm xoang do vi khuẩn gây ra. Thời gian sử dụng từ 7-14 ngày tùy mức độ nhiễm khuẩn. Kháng sinh chỉ được kê đơn khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn, không dùng cho các trường hợp viêm xoang do vi rút hoặc dị ứng.

Thuốc chống dị ứng: Nên dùng cho bệnh nhân mà dị ứng được xem là yếu tố thuận lợi cho viêm xoang.

Ngoài ra còn có thuốc co mạch tại chỗ và co mạch toàn thân; thuốc corticosteroid tại chỗ (đây là loại thuốc được khuyến cáo cho các trường hợp viêm xoang mạn tính hoặc dị ứng.)

Phương pháp không dùng thuốc:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Rửa mũi với dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) là một phương pháp an toàn và hiệu quả để làm sạch hốc xoang, giảm tình trạng ứ đọng dịch nhầy và giúp giảm đau đầu. Rửa mũi 2-3 lần mỗi ngày có thể giúp duy trì sự thông thoáng của mũi và xoang.

Xông hơi bằng hơi nước ấm: Xông hơi với hơi nước ấm giúp làm loãng dịch nhầy trong xoang và mũi, giảm tắc nghẽn và giảm áp lực xoang, từ đó giảm đau đầu. Có thể thêm tinh dầu như khuynh diệp hoặc bạc hà để tăng hiệu quả thông thoáng mũi.

Chườm ấm: Chườm khăn ấm lên vùng trán và mũi giúp làm giảm áp lực trong xoang và giảm đau. Nhiệt từ khăn ấm có thể giúp giãn mạch máu và cải thiện lưu thông máu, từ đó giảm đau đầu.

Trong một số trường hợp viêm xoang mạn tính không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa, có thể chỉ định phẫu thuật nội soi chức năng xoang để mở rộng các lỗ thông xoang, loại bỏ các polyp xoang hoặc các mô viêm nhiễm nhằm giảm tắc nghẽn và cải thiện lưu thông không khí trong xoang, từ đó giảm các triệu chứng đau đầu và nghẹt mũi.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
4 ngày trước - Việc đi dưới trời mưa, mắc mưa tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp, da, tiêu hóa... nếu không chăm sóc sức khỏe tốt sau khi đi mưa về.
3 tuần trước - Thời tiết ngày giao mùa thay đổi thất thường. Bên các vấn đề về hô hấp, các bé cũng dễ mắc các bệnh về da, đặc biệt là viêm da cơ địa.
1 tháng trước - Những ngày này, người dân cả nước đang hướng về đồng bào vùng bão lũ khu vực phía Bắc. Những nồi bánh chưng, nắm cơm… được khắp nơi chuẩn bị để cứu trợ cho bà con đang chịu thiệt hại, chia cắt do mưa bão.
1 tháng trước - 'Miếng bọt biển là dụng cụ rửa chén rất hiệu quả. Tuy nhiên, vật dụng tưởng chừng vô hại này lại có thể là nơi sinh sôi của vi khuẩn có hại'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
3 tuần trước - Cà phê là thức uống quen thuộc của nhiều người Việt, thế nhưng nhiều người e ngại cà phê sẽ làm tăng bệnh trào ngược dạ dày. Điều này có đúng và có cách nào để hạn chế?
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bé trai được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng (có triệu chứng sốc, suy gan, xuất huyết tiêu hóa), sau đó chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TPHCM) song không qua khỏi.
2 giờ trước - Cúm, herpes, nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ sau nhiều năm. Bị bệnh khiến cơ thể khó chịu ngay lúc đó và có thể ảnh hưởng đến não bộ trong thời gian dài.
2 giờ trước - Với bệnh ung thư, ngoài việc phát hiện điều trị sớm để kéo dài sự sống cho người bệnh, thì nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc rất quan trọng.
3 giờ trước - TP HCM- Bé gái 9 tuổi mệt và buồn nôn, nhịp tim lên đến 220 lần/phút (bình thường tuổi này khoảng 84) rồi nhanh chóng ngưng tim, ngưng thở.
3 giờ trước - Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ đàn ông Việt Nam yếu sinh lý (thiếu ‘ bản lĩnh đàn ông’ ) lên tới 15,7% . Trong đó 20-30% xuất tinh sớm, trên 30% mày râu tuổi 30+ bị rối loạn cương dương và tỷ lệ này vọt 50% với nhóm tuổi 40-70.