ttth247.com

Thu gom rác sông, rạch cần thiết, nhưng ngăn xả từ đầu mới cấp bách

Sáng 20-9, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy các giải pháp bền vững thu gom rác thải trên sông, kênh, rạch” để tìm các giải pháp hiệu quả cho công tác này.

Tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường nhận định thu gom rác thải trên sông, kênh, rạch là hoạt động mà TP rất quan tâm.

Bên cạnh phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường là mục tiêu song hành mà TP.HCM chú tâm thực hiện. TP luôn hướng tới một đô thị sạch, xanh, thân thiện môi trường với nhiều giải pháp đồng bộ, thường xuyên.

"Ô nhiễm chất thải nhựa, ô nhiễm chất thải nhựa đại dương được xem là vấn nạn toàn cầu, cần sự chung tay hành động của từng địa phương. 

Hội thảo là dịp để chúng ta trao đổi, thảo luận về các sáng kiến, giải pháp và vai trò của chính quyền địa phương các cấp, doanh nghiệp, tổ chức liên quan trong kiểm soát chất thải. Đặc biệt là chất thải nhựa ra sông, kênh, rạch và đại dương", ông Cường nói.

Phó cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Hồ Kiên Trung - đánh giá việc quản lý không hiệu quả rác thải đổ ra sông, rạch, biển làm gia tăng sức ép lớn tới sức khỏe người dân và môi trường.

Ông Trung cung cấp hiện nay mỗi ngày cả nước phát sinh 68.000 tấn rác. Tuy nhiên thực tế chỉ thu gom xử lý được 88,34%. Phần còn lại bị thải ra gây ô nhiễm môi trường.

"Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách (biến chất thải thành tài nguyên, tái chế thu hồi năng lượng). Nhờ đó đã giảm chất thải chôn lấp từ 75% xuống còn 62% giai đoạn 2020 đến nay. Nhận thức người dân cộng đồng tăng cao, rác thải nhựa ra biển giảm. Chúng ta không còn trong số quốc gia phát thải nhựa nhiều nhất thế giới. Nhưng vẫn cần nỗ lực hơn nữa để môi trường tốt hơn", ông Trung phân tích.

Tại buổi hội thảo có một tham luận đáng chú ý về việc vớt rác kênh, rạch là cần thiết nhưng nếu ngăn chặn được từ đầu thì cấp bách hơn.

Ông Hoàng Thành Vĩnh - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc - nhận định lượng nhựa tồn tại trong rác thu gom trên sông ở TP.HCM khá lớn. Trong đó bao bì nhựa chiếm tỉ lệ cao. Điều này có thể do tình trạng xả rác trực tiếp.

Ông Vĩnh cho rằng nếu can thiệp được từ đầu nguồn xả thải bằng các biện pháp như hạn chế sử dụng, thiết kế sinh thái, việc thu gom rác trên sông, rạch sẽ giảm được chi phí, công sức rất nhiều.

"TP.HCM cần tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng để giảm thiểu sử dụng nhựa, cũng như bỏ rác đúng nơi quy định, tập trung các khu vực ven sông, kênh, rạch. Thực hành các giải pháp giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần (tại các siêu thị, nhà hàng và các khu vực sinh thái cần bảo tồn, như Cần Giờ).

Thúc đẩy và tạo điều kiện sử dụng các vật liệu thay thế nhựa dùng một lần, có nguồn gốc sinh học và dễ phân hủy", ông Vĩnh góp ý.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Cần Thơ- Những ngày cuối đời, GS Võ Tòng Xuân thường xúc động khi nhắc về học trò, trận chiến chống giặc rầy nâu, trăn trở khi nào nông dân giàu với cây lúa.
1 tháng trước - Cần Thơ- Những ngày cuối đời, GS Võ Tòng Xuân thường xúc động khi nhắc về học trò, trận chiến chống giặc rầy nâu, trăn trở khi nào nông dân giàu với cây lúa.
1 tháng trước - Dự án metro số 1 đang hình thành hạ tầng kết nối với bãi xe, tuyến xe buýt. Dự án metro số 2 đang vướng mặt bằng 2 hộ dân tại quận 3. 54 hộ dân, doanh nghiệp tái lấn chiếm mặt bằng dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.
1 tháng trước - Mức hỗ trợ tăng, điều chỉnh giá đất, thời điểm sử dụng đất tính hỗ trợ thêm 10 năm... là những chính sách giúp TP HCM đẩy nhanh giải tỏa giúp cải tạo, chỉnh trang kênh rạch.
1 tháng trước - Mức hỗ trợ tăng, điều chỉnh giá đất, thời điểm sử dụng đất tính hỗ trợ thêm 10 năm... là những chính sách giúp TP HCM đẩy nhanh giải tỏa giúp cải tạo, chỉnh trang kênh rạch.
Xem tin bài khác
21 phút trước - Ngày 20-9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp thu hoạch và tổng kết mô hình thí điểm thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại cánh đồng ấp 4, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười.
21 phút trước - Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để khắc phục hư hỏng cầu phao Ninh Cường tại tỉnh Nam Định, do mưa lũ từ bão Yagi.
21 phút trước - Trong cơn mưa dông vào đầu giờ chiều 20/9, một cây me trên đường Nguyễn Du, quận 1 bất ngờ bật gốc đè lên nhiều xe máy đang đỗ trên vỉa hè.
21 phút trước - Chiều 20-9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ xuất quân thực hiện công trình của các cơ quan thông tin đại chúng hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
21 phút trước - Đến 15h ngày 20-9, lực lượng chức năng vẫn phong tỏa hai giao lộ đường Nguyễn Du (quận 1, TP.HCM) để bảo vệ hiện trường vụ cây me đổ đè gần chục chiếc xe máy.