ttth247.com

Thủ khoa cao điểm nhất lịch sử Trường ĐH Luật TP.HCM có gì đặc biệt?

Thủ khoa cao điểm nhất lịch sử Trường ĐH Luật TP.HCM có gì đặc biệt?- Ảnh 1.

Thủ khoa Võ Nguyễn Anh Thư trong lễ tốt nghiệp mới đây của Trường ĐH Luật TP.HCM

NVCC

Điểm trung bình 9,21-cao nhất trong lịch sử 42 năm thành lập trường

Trường ĐH Luật TP.HCM hôm 18.8 tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng cử nhân tại Nhà thi đấu Quân khu 7 (Q.Phú Nhuận). Tại đây, Võ Nguyễn Anh Thư, sinh viên ngành luật hệ chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp, đã thay mặt hơn 1.400 bạn bè cùng trang lứa phát biểu trước toàn trường. Thư là thủ khoa đầu ra với điểm trung bình 9,21- cao nhất trong lịch sử 42 năm thành lập trường.

"Trước giờ tôi đều cố gắng hết mình vì muốn tốt hơn bản thân trong quá khứ, chứ không đặt mục tiêu trở thành thủ khoa. Nhưng khi đạt được danh hiệu này, tôi rất trân trọng và xem đây là động lực lớn để tiếp tục phát triển", cựu học sinh Trường THPT Bình Phú (Q.6, TP.HCM) bộc bạch.

Trước khi trở thành thủ khoa, Thư đã là "tấm gương sáng" trong mắt bạn học. Cô đã đạt thành tích sinh viên xuất sắc các năm học 2021-2022 và 2022-2023, sau đó là sinh viên xuất sắc toàn khóa học vào năm cuối cùng. Nữ sinh cũng liên tục nhận học bổng khuyến khích học tập từ Trường ĐH Luật TP.HCM và sau đó là học bổng Asean Study Tour tại Singapore vào năm 2022.

Thủ khoa cao điểm nhất lịch sử Trường ĐH Luật TP.HCM có gì đặc biệt?- Ảnh 2.

Anh Thư, người đạt điểm cao nhất trong lịch sử 42 năm thành lập Trường ĐH Luật TP.HCM

NVCC

Luôn giữ kỷ luật và kiên trì với bản thân

Để đạt được các thành tích này, theo nữ sinh viên, là tìm ra một phương pháp phù hợp, và quan trọng hơn là thái độ học tập tích cực. Thư cho biết trong suốt thời gian học, cô luôn giữ kỷ luật và kiên trì với bản thân, như đặt ra các việc phải làm trong ngày và cố gắng hoàn thành nó đúng hạn. "Tôi không muốn trì hoãn vì càng trì hoãn sẽ càng lười", Thư nhận định.

Ngoài ra, mỗi chương bài giảng cô đều duy trì học 4 lần, gồm tự đọc tài liệu, nghe giảng trên lớp, ôn lại sau khi kết thúc một chương, một nội dung và ôn tập lại khi thi. Thư thường ôn thi những kiến thức tổng quát trước để nắm vững cơ bản, sau đó mới ôn sâu, chủ động tìm hiểu và lý giải những kiến thức mới, vấn đề mới chưa được giảng dạy để lấy điểm ở các câu nâng cao.

Theo Thư, việc chủ động cũng vô cùng quan trọng. Ngoài chủ động khi nghiên cứu kiến thức, sinh viên cũng cần chủ động phát biểu ý kiến, bảo vệ quan điểm của bản thân và đây chính là kỹ năng nữ sinh TP.HCM luôn chú ý trau dồi.

Biến hạn chế thành lợi thế

Thư chia sẻ, luật là một trong số các ngành cô quan tâm và hướng đến khi ở lớp 12. Tuy nhiên, vì nhút nhát, ngại giao tiếp và sợ đám đông nên Thư vẫn chưa nghĩ sẽ theo ngành luật cho đến tận ngày cuối cùng, sau khi nghe gợi ý từ người thân. "Tuy là quyết định hơi vội vàng nhưng hiện tại tôi lại thấy đúng đắn, vì tôi đã tìm được một niềm đam mê khác và có được những trải nghiệm rất quý giá", nữ thủ khoa bộc bạch.

Thủ khoa cao điểm nhất lịch sử Trường ĐH Luật TP.HCM có gì đặc biệt?- Ảnh 3.

Anh Thư (thứ 4 từ phải qua) với bạn bè cùng lớp

NVCC

Thư chia sẻ rất thích cảm giác tìm hiểu được lý do vì sao các điều luật lại quy định, sửa đổi và vì sao luật của các nước lại khác nhau ở cùng một vấn đề. Và theo Thư, việc hiểu rõ bản chất, tinh thần pháp luật và cách áp dụng pháp luật quan trọng hơn rất nhiều so với việc học thuộc lòng, nhớ từng chi tiết và từng điều khoản.

Sau thời gian học tại trường, Thư nhận định dù đã tự tin hơn trước rất nhiều nhưng vẫn là một người hướng nội, yêu thích sự riêng tư và kín đáo. "Tính cách hướng nội đôi khi cũng là lợi thế lớn vì tôi có sự điềm tĩnh khi giải quyết một vấn đề, lắng nghe thấu đáo, suy nghĩ kỹ trước khi nói và chuẩn bị tốt trước khi hành động. Đây cũng là những điều mà người theo đuổi ngành luật nên có", Thư nói.

Một lời khuyên khác mà nữ sinh viên muốn dành cho các bạn khóa dưới là mỗi người sẽ có hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, vì thế không nên so sánh bản thân mình với người khác, "chỉ cần mình tốt hơn bản thân trong quá khứ, đó cũng là một loại thành công".

Từng đứng lớp Anh Thư, thạc sĩ Nguyễn Hoàng Thái Hy, giảng viên Khoa Luật quốc tế Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết thầy "ấn tượng mạnh" với nữ sinh về tinh thần, thái độ học tập. "Mặc dù em ấy mới bắt đầu học tiếng Pháp khi bước chân vào giảng đường ĐH nhưng Thư luôn nổi bật trong các lớp luật chuyên ngành học bằng tiếng Pháp. Trong cuộc sống, em luôn vui vẻ, hòa nhã và vô cùng kiên nhẫn với bạn học", thạc sĩ Hy nói.

Thủ khoa cao điểm nhất lịch sử Trường ĐH Luật TP.HCM có gì đặc biệt?- Ảnh 4.

Anh Thư trong buổi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

NVCC

Thạc sỹ Hy nhận định Thư luôn kiên định với mục tiêu đề ra, không vì khó khăn trước mắt hay vì thành tựu đã đạt được mà sao nhãng. Thư đã thể hiện những phẩm chất đó rất rõ khi quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp hoàn toàn bằng tiếng Pháp, với một chủ đề vô cùng thách thức liên quan đến pháp luật và công nghệ, thầy Hy nói. Và điều này đã giúp nữ sinh đạt được số điểm gần tuyệt đối: 9,75.

Về định hướng trong thời gian tới, Thư nói muốn trau dồi ngoại ngữ để có thêm nhiều cơ hội và trải nghiệm. Cô dự định sẽ tiếp học cao học, và một trong những phương án cô cân nhắc là chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết với trường ĐH tại Pháp của Trường ĐH Luật TP.HCM.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Năm nay, điểm chuẩn trúng tuyển đại học nhiều trường top, ngành hot rất cao, đặc biệt là điểm chuẩn khối C. Đơn cử như điểm chuẩn ngành Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội là 29,30 điểm. Điều này đồng nghĩa với...
1 tháng trước - Đến hết ngày 18.8, phần lớn trường ĐH đã công bố điểm chuẩn. Điểm chuẩn các ngành sư phạm năm nay rất ấn tượng, đặc biệt với tổ hợp C00 (văn, sử, địa).
1 tháng trước - Theo kết quả được Hội đồng Tuyển sinh (HĐTS) Đại học Huế công bố, điểm chuẩn vào Trường Đại học Sư phạm ở mức cao nhất trong toàn Đại học Huế; nhiều trường thành viên cũng tăng mức điểm trúng tuyển.
3 tuần trước - Các trường ĐH đã ban hành mức thu học phí cho năm học mới 2024 - 2025. Trong đó, học phí bậc ĐH trải dài từ dưới 20 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng/năm. Trong đó, ít trường có ngành thu học phí dưới 20 triệu đồng/năm.
1 tháng trước - Chiều nay 17-8, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuổi Trẻ Online liên tục cập nhật.
Xem tin bài khác
7 phút trước - Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế cho hơn 940.000 học sinh nghỉ ngày 19/9 để tránh bão, các trường ở Đà Nẵng đã nghỉ từ chiều nay.
1 giờ trước - Bám sát sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường ĐH đã công bố định hướng tuyển sinh cho năm sau. Đáng chú ý trong đó là điều chỉnh về tổ hợp môn xét tuyển.
1 giờ trước - Đọc và xem những bài viết trên Báo Thanh Niên về thiệt hại nặng nề của ngành giáo dục sau bão lũ, tôi và nhiều độc giả nghe tim mình quặn thắt. Hậu quả của trận lũ lịch sử đối với nhà trường, học sinh và thầy cô giáo rất nặng nề, cần...
2 giờ trước - Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 'quy mô, tính chất rất mới' và 'rất hệ trọng'.
2 giờ trước - Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học vào hôm nay, 19.9.