ttth247.com

Thủ phạm gây bệnh hô hấp ở người cao tuổi khi giao mùa

Những thay đổi của mô phổi, cơ hoành, xương lồng ngực khi già đi làm giảm khả năng loại bỏ tác nhân có hại, tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp

Các bệnh đường hô hấp thường gặp ở người già khi thời tiết chuyển mùa như cúm, cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp, viêm phổi... Thạc sĩ, bác sĩ Thân Thị Ngọc Lan, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thời tiết diễn biến thất thường khi giao mùa khiến các loại virus, vi khuẩn, nấm phát triển. Người già sức đề kháng yếu do hệ miễn dịch suy giảm dễ bị tác nhân gây bệnh từ môi trường tấn công. Những người có bệnh nền mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào khiến niêm mạc đường hô hấp và nhu mô phổi bị tổn thương.

Người cao tuổi sống trong môi trường ô nhiễm, không gian sống chật chội, lưu thông khí kém, tiếp xúc nhiều với khói bếp nấu ăn cũng là yếu tố thuận lợi kích ứng niêm mạc hô hấp. Phản ứng miễn dịch suy yếu, giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, từ đó nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao hơn.

Theo bác sĩ Lan, những thay đổi tự nhiên của cơ thể xảy ra khi già đi cũng làm giảm khả năng hô hấp, tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng. Lúc này cơ liên sườn, cơ hoành yếu đi, khiến điều hòa hơi thở khó khăn hơn. Mô phổi mất tính đàn hồi. Các phế nang có thể mất hình dạng và trở nên nhão hơn do thiếu hụt dần collagen, khiến đường thở bị thu hẹp, giảm diện tích bề mặt trao đổi khí. Các túi khí có nhiệm vụ trao đổi O2 và CO2 bắt đầu giãn nở khiến việc trao đổi khí giảm, hạn chế hiệu quả vận chuyển máu giàu oxy đến các cơ quan. Ước tính hiệu quả trao đổi khí giảm khoảng 5% mỗi thập kỷ.

Độ giãn nở của thành ngực giảm do cấu trúc lồng ngực ở người già thay đổi. Tình trạng loãng xương liên quan đến tuổi tác khiến xương lồng ngực mỏng hơn, thay đổi hình dạng, giảm chiều cao đốt sống ngực, phổi ít có không gian mở rộng khi hít thở. Khung xương sườn vôi hóa nên cứng hơn, cản trở sự co bóp của cơ hoành, gây khó thở.

Đường thở và hệ thống mạch máu trong đường hô hấp kém linh hoạt. Phản xạ ho kém nhạy cảm với tác nhân dị ứng. Sức mạnh các cơ thành ngực yếu làm cho phản xạ ho kém hiệu quả. Điều này khiến người già khó loại bỏ dị vật, thanh thải dịch nhầy ra khỏi đường thở. Khi tích tụ trong phổi, những chất này có thể làm hỏng mô phổi và gây viêm nhiễm. Trong khi đó, phổi cũng khó có thể phục hồi sau khi tiếp xúc với khói hoặc hạt có hại khác.

Người già mắc các bệnh lý cơ xương khớp làm giảm khả năng vận động, rèn luyện thể dục, từ đó giảm lưu thông máu, khả năng trao đổi khí. Cân nặng dư thừa khiến khó thở, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý rối loạn chuyển hóa, gián tiếp ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Thói quen ngồi lâu trong nhà cũng khiến họ tăng tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí trong nhà như mạt bụi, nấm mốc...

Sức đề kháng yếu, nhiều bệnh nền, khả năng đáp ứng với các loại thuốc điều trị bệnh hô hấp không tốt như lúc trẻ, nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp biến chứng nặng cao. Các triệu chứng bệnh đường hô hấp thường gặp ở người cao tuổi gồm hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng, tức ngực, khó thở, ho, giảm khả năng chịu đựng gắng sức.

Bệnh lý hô hấp ở người cao tuổi dễ bị nhầm bệnh nhẹ do khi nhiễm khuẩn, nhiệt độ cơ thể không tăng cao như người trẻ. Nhưng khi phổi bị tổn thương, tình trạng suy hô hấp diễn tiến nhanh và nặng nề hơn. Khi suy hô hấp, người bệnh thường khó thở nhanh, sau hơi thở chậm dần, kèm theo mặt, môi, vành tai, các đầu chi chuyển màu tím.

Bác sĩ Lan khuyến cáo người cao tuổi cần chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh mắc bệnh lý đường hô hấp. Người bệnh nên tuân thủ đơn thuốc điều trị bệnh nền hiện có, tái khám đúng hẹn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp với thể lực, duy trì cân nặng hợp lý. Tránh vận động thể dục ở khu vực có mật độ giao thông cao hoặc khi chất lượng không khí kém.

Người cao tuổi nên mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh nơi gió lùa vào những ngày thời tiết lạnh. Tránh xa khói thuốc lào, thuốc lá. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay khử khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi hoặc chạm tay vào bề mặt dùng chung. Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Tiêm ngừa vaccine, hạn chế tiếp xúc với người đang có dấu hiệu mắc bệnh cũng là cách phòng tránh hiệu quả.

Trịnh Mai

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến khả năng xử lý thông tin, gây rối loạn tiêu hóa, tăng cân, dễ gãy xương, huyết áp cao.
3 tuần trước - Ngày 28-8, Hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai tiêm vắc xin phòng 23 chủng phế cầu, tăng cường bảo vệ trẻ em và người lớn trước các bệnh lý nguy hiểm.
3 tuần trước - Hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai vaccine phế cầu 23 từ ngày 28/8, đây là loại thứ ba ngừa phế cầu khuẩn lưu hành tại Việt Nam.
1 tháng trước - Bổ sung đủ nước, cân bằng dinh dưỡng, tập luyện đều đặn, giữ tư thế đúng và sử dụng sản phẩm chuyên biệt có thể khắc phục tình trạng khô và cứng khớp.
3 tuần trước - Ngày 28/8, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vắc xin mới Pneumovax 23 do MSD (Mỹ) sản xuất, giúp phòng các bệnh lý nghiêm trọng do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết…
Xem tin bài khác
25 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
25 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
34 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
1 giờ trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
1 giờ trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.