ttth247.com

Thực phẩm chức năng trong đơn thuốc: Bệnh nhân từ chối mua được không?

Đơn thuốc bác sĩ chỉ định, mấy ai dám không tuân theo? Bọc thuốc to đùng, mỗi ngày uống hàng chục viên và có mấy ai hiểu hết từng loại thuốc trong đơn có tác dụng như thế nào, cái nào là thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng khi nào nên uống, ai nên uống, là thuốc bổ trợ hay bắt buộc uống để chữa bệnh? Điều này thường bệnh nhân ít khi được giải thích rõ ràng.

"Sản phẩm này không phải là thuốc"

Một lần mẹ tôi đau lưng, đến một bệnh viện chuyên khoa cơ xương khớp. Sau khi chụp X-quang, bác sĩ kết luận thoái hóa khớp. Đơn thuốc có 6 loại, bác sĩ dặn ra nhà thuốc bệnh viện mua cho đúng và đủ thuốc. Mẹ tôi ra quầy thuốc, tổng tiền toa thuốc hơn 1,9 triệu đồng cho số thuốc uống trong hai tuần. Do không đủ tiền nên mẹ tôi mua nửa số thuốc.

Khi uống hết thuốc, mẹ tôi mang đơn thuốc bác sĩ cho đến nhà thuốc lớn ở gần nhà để mua thêm. Cô dược tá kinh nghiệm 20 năm bán thuốc đọc đơn, hỏi thăm bệnh trạng mẹ tôi lâu nay và sau khi uống thuốc, xong cô nói theo cô chỉ cần mua 3 trong số 6 loại thuốc này. Trong đó có một loại thuốc không phù hợp với dạ dày hay đau của mẹ tôi, thuốc giảm đau khi hết đau không cần uống và một loại thực phẩm chức năng chưa cần uống gấp.

Bản thân tôi cũng có lần cầm hồ sơ bệnh đến gặp một bác sĩ quen để nhờ tư vấn về bệnh của mình. Bác sĩ nhìn đơn thuốc (do bác sĩ khác cho tôi đi khám ở bệnh viện) và nói tôi nên bỏ bớt 2 loại thuốc không cần mua nữa.

Chuyện này kể ra có thể nhiều bác sĩ không vui. Nhưng nhiều người quen của tôi có thói quen tự tìm hiểu tên thuốc trong toa, để biết từng loại thuốc gì, tác dụng gì. 

Chúng tôi có thể tự tìm hiểu hoặc nhờ hỏi ý bác sĩ quen. Nhiều khi hỏi thăm để quyết định mua hay không, lỡ mua có khi phải ngưng uống vài thứ. Nếu phải bỏ hẳn (không uống) loại nào thì thà mất tiền còn hơn uống thêm thuốc "lợi bất cập hại" cho sức khỏe của mình.

Không phải tự nhiên các quảng cáo và trên bao bì các loại thực phẩm chức năng luôn có câu "các sản phẩm này không phải là thuốc". Vậy thì khi nào bệnh nhân cần thực phẩm chức năng, khi nào chưa cần? 

Bác sĩ ra toa cũng như y lệnh, bệnh nhân phải chấp hành, ít khi dám làm khác. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng thường giá cao, mua đủ toa đủ thuốc bệnh nhân có thể "viêm màng túi" vì hầu hết thực phẩm chức năng ngoài danh mục thuốc bảo hiểm y tế.

Tách riêng thực phẩm chức năng trên đơn thuốc

Vậy nên, điều chúng tôi mong nhất là bác sĩ nên tách riêng thực phẩm chức năng và tư vấn rõ cho bệnh nhân biết đây là sản phẩm bổ trợ, tác dụng và hiệu quả ra sao... Mua hay không tùy tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế của bệnh nhân. 

Nhất là những bệnh nhân tuổi 50 trở lên, phần nhiều có vấn đề này khác về sức khỏe, uống quá nhiều thứ thuốc cùng thời điểm là chuyện bất đắc dĩ phải chọn, rất có thể gây ảnh hưởng cho cơ thể.

Thực tế khám chữa bệnh hiện nay, bác sĩ kê đơn trên máy tính, mọi thứ còn lưu lại trên hệ thống. Thường thì các loại thuốc đều rất dễ mua nếu bệnh nhân đến đúng nơi theo hướng dẫn, đi nơi khác lại phát sinh chuyện khác. 

Nhiều bệnh nhân không dám mua nơi khác, sợ bác sĩ biết và bị rầy (bệnh nhân có mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện hay không thông tin cũng được lưu lại rõ ràng). Tuy vậy, việc kê đơn thuốc trên hệ thống cũng là cách hy vọng sẽ giảm thiểu việc cho toa thuốc không cần thiết nếu các cơ sở y tế có rà soát công tâm việc này.

Hầu hết bệnh nhân không dám thắc mắc nhiều về toa thuốc (ngay cả với người có kiến thức về dược phẩm). Phần đông bệnh nhân không biết thuốc nào là thuốc chữa, cái nào là thực phẩm chức năng. Toa thuốc nên đánh dấu riêng với thực phẩm chức năng, điều này chắc cũng không khó với bác sĩ và nhân viên. Cái chính là có ai làm không?

Ngành y tế khuyến cáo và cả quy định cấm kê các loại thực phẩm chức năng vào đơn thuốc của người bệnh... Thế nhưng thực tế, việc này được giám sát đến đâu? Đây là điều cần được lưu tâm hơn nữa.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Bác sĩ cần tư vấn rõ ràng món nào là thực phẩm chức năng, sản phẩm hỗ trợ và cách dùng để người bệnh tự lựa chọn, tránh chuyện nhập nhằng với đơn thuốc.
21 giờ trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
3 tuần trước - GABA là một acid amin tự nhiên, hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh và đang trở thành một trong những thành phần bổ sung cho sức khỏe phổ biến trên toàn thế giới, nhất là ở Nhật, Mỹ, Châu Âu.
1 tháng trước - Ước tính đến năm 2025, kháng kháng sinh là nguyên nhân tử vong lớn hơn cả ung thư trên toàn cầu, trong bối cảnh không có nhiều thuốc kháng sinh mới.
1 tháng trước - Ước tính đến năm 2050, kháng kháng sinh là nguyên nhân tử vong lớn hơn cả ung thư trên toàn cầu, trong bối cảnh không có nhiều thuốc kháng sinh mới.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.