ttth247.com

Tiềm năng lớn nhưng điện gió ngoài khơi Việt Nam vẫn giậm chân tại chỗ

Việt Nam đặt mục tiêu công suất loại nguồn điện này đến năm 2030 đạt 6.000 MW, đến nay chưa có dự án nào được quyết định chủ trương và giao chủ đầu tư.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, việc phát triển điện gió ngoài khơi là một trong những định hướng quan trọng của Quy hoạch điện 8. Ngoài việc giúp hiện thực hóa lộ trình chuyển dịch năng lượng thì phát triển điện gió ngoài khơi còn giúp Việt Nam khai thác hiệu quả tiềm năng to lớn của năng lượng tái tạo và phát triển kinh tế biển.

Theo Bộ Công Thương, Quy hoạch điện 8 đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phát triển khoảng 6.000 MW điện gió ngoài khơi và đã định hướng phát triển, hình thành hai trung tâm công nghiệp, dịch vụ về năng lượng tái tạo liên vùng tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ khi có điều kiện (chủ yếu là điện gió ngoài khơi).

Ngoài ra, định hướng đến năm 2050, Việt Nam đạt 70.000 MW đến 91.000 MW điện gió ngoài khơi.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho hay Việt Nam hiện chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào được cấp chủ trương đầu tư, giao nhà đầu tư để thực hiện. 

Đồng thời, trong Quy hoạch điện 8 được duyệt và kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 7 cũng chưa đủ cơ sở xác định được cụ thể vị trí, công suất các dự án điện gió ngoài khơi.

"Việt Nam chưa có bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về khảo sát tốc độ gió và tiềm năng gió từng vùng, địa phương cũng như tổng thể toàn quốc, hiện trạng địa hình, độ sâu đáy biển", Bộ Công Thương nhận định.

Theo bộ này, nhiều chuyên gia nhận định suất đầu tư cho điện gió ngoài khơi là rất lớn, khoảng 2,5 tỉ USD/1.000 MW và thời gian thực hiện từ 6-8 năm kể từ lúc bắt đầu khảo sát. Do đó, Bộ Công Thương cho rằng mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện 8 đạt 6.000 MW vào năm 2030 là rất khó khả thi trong bối cảnh hiện nay.

Trước đó, Bộ Công Thương đã báo cáo trình Chính phủ về đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi và phân tích ba phương án chọn nhà đầu tư làm điện gió ngoài khơi, ưu tiên các tập đoàn kinh tế nhà nước làm thí điểm trong giai đoạn đầu.

Hiện tại, có rất nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế đang đề xuất phát triển các dự án điện gió ngoài khơi trên các vùng biển từ Bắc vào Nam. 

Thậm chí, Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) cũng đã phê duyệt có điều kiện cho Sembcorp Utilities Pte Ltd (SCU) - một công ty con thuộc Sembcorp Industries Ltd, để nhập khẩu 1,2 GW điện carbon thấp từ Việt Nam sang Singapore. 

Nguồn điện nhập khẩu sẽ khai thác từ năng lượng gió ngoài khơi và các hình thức phát điện tiềm năng khác thông qua việc hợp tác với Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC).

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
7 giờ trước - Dự án siêu nhà máy tại Việt Nam trị giá 4,6 tỷ USD do một tập đoàn hàng đầu thế giới của Đức đầu tư.
1 tháng trước - Điện gió ngoài khơi dự kiến chiếm khoảng 4% công suất điện năng sản xuất toàn quốc vào năm 2030, song đến nay chưa có dự án nào triển khai.
3 ngày trước - Với quyết tâm là địa phương đi đầu trong việc xây dựng năng lượng sạch, tỉnh Bình Định cùng lãnh đạo Tập đoàn PNE, đã có những cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ, về việc trình dự án điện gió ngoài khơi 4,6 tỷ USD, công suất 2.000 MW,...
1 tháng trước - Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT kêu gọi doanh nghiệp lớn ở Việt Nam bên cạnh kinh doanh vì lợi nhuận nên tham gia vào các dự án chiến lược của đất nước như đường sắt cao tốc Bắc Nam, điện gió ngoài khơi nhằm chứng minh cho bản...
3 tuần trước - Những năm qua, hàng loạt chính sách phát triển bền vững đã được ban hành tại Việt Nam như: Mục tiêu giảm phát thải ròng về “0” vào năm 2050; Định hướng Quy hoạch Phát triển Điện lực Việt Nam (PDP8); Ủng hộ Công ước Khung của Liên Hợp Quốc...
Xem tin bài khác
35 phút trước - Đây là mẫu xe đột phá và có dấu ấn riêng đậm nét nhất trong dải sản phẩm đa dạng của VinFast.
35 phút trước - Về giao dịch khối ngoại, dòng vốn liên tiếp bán ròng trên toàn thị trường, giá trị mỗi phiên chủ yếu đều đạt hàng trăm tỷ.
3 giờ trước - Theo nhà sản xuất thiết bị xây dựng công trình Trung Quốc XCMG, cần cẩu bánh xích lớn nhất thế giới XGC88000 với sức nâng 4.000 tấn đã phá vỡ những kỷ lục không tưởng.
3 giờ trước - Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (mã: KHP) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với doanh thu thuần đạt 1.979 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ...
4 giờ trước - Sau 6 năm ký hợp đồng nguyên tắc về quyền mua căn hộ hình thành trong tương lai tại dự án Gem Riverside, hơn 300 khách hàng bị chủ đầu tư Đất Xanh đơn phương hủy hợp đồng.